Tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp ở chim cu gáy, nếu không chữa trị kịp thời sẽ khiến chúng tử vong. Vậy nên chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách chữa cu gáy bị tiêu chảy hiệu quả. Để những con chim cu gáy được khỏe mạnh và đẹp nhất.
Gợi ý cách chữa cu gáy bị tiêu chảy hữu hiệu
Có phải bạn đang lo lắng chim cu gáy nhà mình bị tiêu chảy nhưng không biết cách xử lý. Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn cách chữa cu gáy bị tiêu chảy, cùng tham khảo nhé.
Nguyên nhân cà biểu hiện chim cu gáy bị tiêu chảy
Nguyên nhân chính dẫn đến chim cu gáy bị bệnh tiêu chảy là do nguồn thức ăn không đảm bảo. Có thể là chim ăn trúng thực phẩm thiu thối, hoặc là thức ăn đã hết hạn. Nhiều trường hợp cu gáy ăn đồ ăn thừa hôm trước nên ảnh hưởng đến tiêu hóa. Hoặc cũng có thể là do môi trường sống của chim cu gáy bị nhiễm khuẩn, nên tác động xấu đến sức khỏe của chúng.
Dấu hiệu của chim cu gáy khi bị tiêu chảy là đi ra phân lỏng, nát và ướt. Chúng cũng không còn hoạt động nhanh nhẹn, thay vào đó là uể oải và thiếu sức sống. Chim cu gáy lúc đó cũng bỏ ăn, nếu diễn ra nhiều ngày thì dẫn đến nguy cơ tử vong.
Nhất là khi bạn thấy cơ thể chim cu gáy phát ra mùi nồng khó chịu. Đồng nghĩa với việc bệnh tiêu chảy của chúng đang diễn biến nặng và gây nguy hiểm.
Cách chữa trị
Cách chữa cu gáy bị tiêu chảy hiệu quả nhất là lấy ¼ iên Cloxit hàm lượng 250 và nghiền nát. Sau đó hòa tan nước nghiền với nước đun sôi để nguội. Bạn sẽ dùng ống tiêm để bơm thuốc nhẹ nhàng vào miệng của chim cu gáy.
Nên dùng dây dẫn dài khoảng 10cm, rồi tiến hành bơm thuốc vào miệng và cổ chim sâu khoảng 6cm Quá trình tiêm thuốc vào miệng chim Cu gáy cần từ từ, nhẹ nhàng. Nếu không thực hiện đúng cách, có thể gây thủng thực quản và khiến chim bị chết.
Cùng có nhiều người chữa trị bệnh tiêu chảy của chim cu gáy bằng thuốc Berberin hoặc Biseptol 480g. Chú ý là dùng với liều lượng 1/2 viên, sau đó pha với nước. Đổ vào cóng để chim cu gáy tự uống, nhớ pha đúng liều lượng đã hướng dẫn.
Phòng bệnh tiêu chảy cho chim cu gáy
Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở chim cu gáy, để hạn chế được thì bạn cần có cách chăm sóc chúng cho phù hợp.
- Kiểm tra chất lượng thức ăn trước khi cho chim cu gáy thưởng thức. Đồ ăn cần phải tươi, sạch sẽ và còn hạn sử dụng.
- Không cho chim cu gáy ăn đồ ăn ngọt, sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của chúng.
- Loại bỏ thức ăn thừa mỗi ngày trong lồng chim cu gáy, không sẽ gây ra nhiều vi khuẩn gây hại.
- Vệ sinh lồng nuôi cho chim cu gáy thường xuyên, để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
- Treo lồng chim cu gáy ở những nơi thoáng mát, khô ráo.
Xem thêm: https://yeuchim.net/cach-nuoi-chim
Các bệnh khác thường gặp ở chim cu gáy
Bên cạnh bệnh tiêu chảy, chim cu gáy còn có thể bị một số bệnh sau, bạn cần lưu ý.
Bệnh đậu
Thường vào thời điểm giao mùa, độ ẩm trong không khí cao thì chim cu gáy dễ mắc bệnh đậu. Nguyên nhân khiến chim cu gáy bị bệnh đậu là do nhiễm virus. Dấu hiệu khi chim bị bệnh đậu là phần quanh đầu, mỏ và mắt của chúng xuất hiện các mụn to. Khi đó chim sẽ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy và bỏ bữa. Đặc biệt, khi bị bệnh đậu thì chim cu gáy cũng không gáy nữa.
Khi chim cu gáy bị mắc bệnh đậu, bạn hãy bổ sung cho chúng các thực phẩm giàu dưỡng chất như vừng, lạc,… Nên treo lồng chim ở nơi khô ráo, tránh gió lùa. Ngoài ra, bạn cần cho chim uống nước vitamin C, vitamin B1 giúp tăng cường sức khỏe.
Bệnh bại chân
Chim cu gáy bị bại chân có thể do bẩm sinh, bị thương hoặc con vật khác tấn công. Có những trường hợp là do sống trong môi trường bẩn, gây ra bệnh bại chân. Dấu hiệu của bệnh này là chim không thể đứng vững và bay được.
Cách phòng bệnh này dọn dẹp vệ sinh lồng chim sạch sẽ và treo ở những nơi cao ráo. Bạn cũng thường xuyên cho chúng ăn cơm nóng để nhanh hồi phục.
Bệnh đau mắt
Chim cu gáy thường bị mắc bệnh đau mắt trong khoảng thời gian tháng 7 – 8 Âm lịch. Bởi thời tiết khi đó mưa nhiều và nóng ẩm.
Dấu hiệu của bệnh này là chim cu gáy thường xuyên chảy nước mắt. Chúng thường dụi mắt vào hai bên vai để đỡ ngứa. Do đó, bạn sẽ thấy lông hai bên cánh chim ướt và vón lại. Đặc biệt, khi chim dụi mắt quá nhiều còn làm mí của chúng bị sưng tấy lên.
Khi vừa phát hiện ra chim cu gáy bị đau mắt, bạn cần nhỏ muối Natri Clorid 0,9% vào mắt cho chúng. Thực hiện ngày 3-4 lần thì mắt của chim cu gáy sẽ nhanh khỏi.
Bệnh trúng gió
Khi thời tiết thay đổi đột ngột, hoặc treo lồng ở nơi gió to cũng khiến chim cu gáy bị trúng gió. Dấu hiệu của bệnh này là chim khó khó khăn trong việc di chuyển, cơ thể yếu ớt hơn.
Cách phòng bệnh là bạn cần đặt lồng chim ở nơi tránh gió. Ngoài ra, hãy dùng dầu gió bôi hai dưới nách của chim cu gáy để làm ấm cơ thể.
Trên đây là cách chữa cu gáy bị tiêu chảy mà yeuchim.net muốn chia sẻ đến cho bạn. Hy vọng khi tham khảo các kiến thức này, sẽ giúp cho bạn biết cách phòng tránh và điều trị những bệnh thường gặp ở chim cu gáy.
Originally posted 2022-04-20 16:01:46.
Để lại một bình luận