Chim huýt cô được rất nhiều người lựa chọn nuôi làm cảnh. Loài chim này còn được mệnh danh là những chiến binh dũng mãnh nhất của thế giới loài chim. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách nuôi chim huýt cô đúng kỹ thuật nhất.
Giới thiệu đôi nét về chim huýt cô
Trước khi tìm hiểu về cách nuôi chim huýt cô, hãy cùng tìm hiểu các thông tin cơ bản về loài chim này.
Nguồn gốc
Tên khoa học của chim huýt cô là Aegithinidae, nó thuộc họ chim Nghệ. Loài chim này xuất hiện nhiều nhất ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Thường thì chim huýt cô thích sống ở những khu vực rừng thưa, hoặc là các bụi cây rậm, cây gai.
Chim huýt cô được chia thành hai loại, là chim Nghệ ngực vàng (Aegithina Tiphia) và chim Nghệ ngực lục (Aegithina Viridissima). Còn ở Việt Nam, chim huýt cô được tìm thấy nhiều ở các tỉnh Nam bộ, vùng đồng bằng hoặc là trung du. Bởi vì các khu vực này có nguồn lương thực dồi dào, đa dạng.
Đặc điểm ngoại hình
Chim huýt cô có kích thước khá nhỏ gọn, một con trưởng thành chỉ khoảng 12 – 16cm. Thường thì con chim huýt cô đực sẽ có kích thước lớn hơn con cái.
Bộ lông của chim huýt cô có màu chủ đạo là xanh lục, bên cạnh đó là pha thêm chút vàng, cùng đốm đen ở giót cánh, phần đầu. Những con chim huýt cô đực cũng sở hữu ngoại hình có phần sặc sỡ và ấn tượng hơn con mái. Đây cũng chính là đặc điểm giúp bạn phân biệt được chim huýt cô đực và cái.
Chia sẻ cách nuôi chim huýt cô đúng kỹ thuật
Có phải bạn đang muốn biết cách nuôi chim huýt cô, hãy cùng tham khảo nhé.
Chọn giống
Để quá trình nuôi chim huýt cô được dễ dàng và thuận lợi thì bước chọn giống là vô cùng quan trọng. Bạn có thể lựa nuôi chim huýt cô non hoặc thuần, nhưng nó cũng có ưu và nhược điểm riêng.
Thường những con chim huýt cô non có giá thành khá rẻ, nhưng cần có kỹ thuật nuôi tốt, thời gian chăm sóc cũng lâu hơn. Còn những con chim huýt cô thuần thì có mức giá cao hơn, thời gian đầu nó khá khó thích nghi nhưng sẽ dễ chăm sóc và huấn luyện sau này.
Tham khảo: [A-Z] Hướng Dẫn Cách Nuôi Chim Hoàng Yến Khỏe Mạnh, Sáng Đẹp Nhất
Lồng nuôi
Vì kích thước của chim huýt cô khá nhỏ, nên bạn chỉ cần chọn lồng vừa phải, đủ để chúng sống và vui chơi. Lồng chim có thể làm bằng kim loại, nhưng để tăng tính thẩm mỹ thì nhiều người chọn lồng mây.
Trong lồng nuôi chim huýt cô cần được trang bị đủ máng nước, máng thức ăn, máng phân và cành cho chim đậu,…
Thức ăn
Khi chim huýt cô sống ngoài môi trường tự nhiên, chúng thường ăn các loại côn trùng như là cào cào, sâu bọ, trứng kiến, kiến, nhện,… Ngoài ra, bạn cũng cần cho chim ăn thêm những loại hoa quả như là đu đủ, thanh long, cam,… Để cung cấp thêm vitamin, giúp lông của chúng óng mượt và cơ thể phát triển khỏe mạnh nhất.
Trên thị trường hiện nay cũng bán rất nhiều loại thức ăn công nghiệp dành cho chim huýt cô. Các loại cám, thức ăn dạng viên được phân chia đúng độ tuổi của chim. Hoặc là bạn cũng có thể tự chế biến thức ăn cho chim huýt cô.
Cần chuẩn bị các nguyên liệu như là Tôm khô, Sâu khô, Trứng gà và Đậu phộng. Cách làm là bạn phơi lòng đỏ trứng gà ra nắng, rồi xay thật nhuyễn. Còn đậu phộng thì rang vàng và cũng xay nhuyễn. Nguyên liệu tôm khô và sâu khô cũng xay nhuyễn tương tự. Sau đó bạn cho tất cả các nguyên liệu này trộn đều với nhau, nặn thành từng viên và mang ra nắng phơi. Bảo quản cho chim huýt cô ăn dần.
Chú ý là đối với chim huýt cô non thì bạn không nên cho chúng ăn cám luôn, mà phải đợi đến khoảng 2 tháng tuổi.
Chăm sóc chim huýt cô
Đối với những con chim huýt cô non khoảng 2-3 tuần, bạn cần giữ ấm và cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng. Cần sử dụng áo lồng hoặc là đèn sưởi để đảm bảo nhiệt độ phù hợp cho chim.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến thói quen tắm nắng và tắm mát cho chim huýt cô. Mỗi tuần cần duy trì tắm mát từ 1 – 2 lần, còn tắm nắng thì thường xuyên hơn vào khung giờ 9 – 10h. Thói quen này không chỉ giúp cho chim cảnh loại bỏ được các mầm bệnh, mà còn sở hữu ngoại hình sạch sẽ, tỏa sáng hơn.
Phân biệt giới tính của chim Huýt cô
Để phân biệt giới tính của chim Huýt cô trống và mái, có những đặc điểm sau đây giúp bạn dễ dàng nhận biết:
Chim Huýt cô trống
- Kích thước lớn hơn và có màu sắc nổi bật hơn so với chim mái.
- Bụng và lông mắt của chim trống thường có màu vàng nghề, mắt sáng và đen nhạt.
- Cánh chim trống có những vệt lông trắng là điểm nhấn đặc trưng.
Chim Huýt cô mái
- Kích thước lớn hơn so với chim trống, nhưng màu sắc lại nhạt hơn.
- Lưng có màu vàng đục, hơi phớt vàng và bụng màu xám nhạt.
- Cánh chim mái thường có màu nâu thẫm kết hợp với một số lông màu trắng.
- Lông vùng mắt của chim mái có màu vàng nhạt, chân có màu đen xám và mỏ có màu xám.
Đào tạo chim Huýt cô để làm mồi
Nếu bạn sở hữu một chú chim Huýt cô hót hay và tinh nghịch, có thể huấn luyện nó để sử dụng làm mồi. Trong giai đoạn đầu khi chim vẫn chưa quen với quá trình bắt mồi, hãy tránh việc bắt bẫy ngay lập tức. Thay vào đó, để chim dần quen với môi trường tự nhiên. Một cách tốt là treo chim ở các bụi cây thấp và che phủ một phần lông của chim, chỉ để lại một phần có lụp. Việc này nên được thực hiện trong khoảng 5-7 ngày để chim có đủ thời gian làm quen.
Khi bắt mồi từ chim Huýt cô, hãy chú ý đến các loại chim khác xuất hiện trong môi trường tự nhiên. Chúng thường có thái độ hung dữ, vì vậy nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu phản ứng tích cực nào từ chim, hãy tạm dừng quá trình bắt mồi. Thay vào đó, để chim dần quen với sự hiện diện và sự gần gũi của bạn. Sau một khoảng thời gian, chim sẽ trở nên quen thuộc hơn, giúp quá trình bắt mồi diễn ra dễ dàng hơn.
Giá chim huýt cô trên thị trường
Giá chim huýt cô trên thị trường hiện nay khá hợp lý, chỉ dao động khoảng 50.000 – 150.000đ/con. Sự dao động của giá còn phụ thuộc vào các yếu tố như là màu sắc, giới tính, độ tuổi,…
Trên đây là những chia sẻ của yeuchim.net về cách nuôi chim huýt cô. Hy vọng với các thông tin này, sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc chim huýt cô được cẩn thận và chu đáo nhất. Để sở hữu những con chim cảnh không chỉ đẹp mà còn khỏe mạnh.
Originally posted 2022-09-15 20:21:06.
Để lại một bình luận