Sẻ là một loài chim ghi nhận nhiều họ khác nhau trên thế giới hiện nay. Ở mỗi quốc gia với môi trường sống khác biệt, chim sẻ sẽ có đặc điểm và màu sắc khác nhau. Trong bài viết hôm nay, Yeuchim.net muốn giới thiệu đến bạn loài chim sẻ thông họng vàng. Là một loài tìm thấy phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Và để hiểu rõ hơn về loài chim này hay tập tính sinh hoạt của nó ra sau thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Giới thiệu về loài chim sẻ thông họng vàng
1. Đặc điểm nhận dạng
Chim sẻ thông họng vàng nổi bật với hai màu chủ đạo, đó là vàng và đen. Chúng sở hữu pháp danh khoa học là Carduelis Monguilloti, thuộc họ sẻ thông Fringillidae. Đây là một loài chim sẻ nhỏ. Loài chim trưởng thành sẽ dài khoảng 13,5 – 14 cm. Trọng lượng khoảng 15 – 16 gram.
Thân hình của nó nổi bật với màu vàng và đen. Phần cổ họng của nó được điểm xuyết màu lông vàng. Nên chúng mới được gọi là chim sẻ thông họng vàng. Với những cá thể đực thì chúng sẽ sở hữu màu lông rực rỡ. Còn cá thể cái thì màu lông của nó trông nhạt hơn. Phần mỏ của loài chim này có màu vàng nhạt. Với kích thước nhỏ hơn 1 cm.

Chim sẻ thông họng vàng
2. Tập tính sinh hoạt
Sẻ thông họng vàng là một loài chim đặc hữu tại Việt Nam. Chúng được tìm thấy phổ biến ở khu vực cao nguyên Đà Lạt tại tỉnh Lâm Đồng. Ngoài ra thì vườn quốc gia Chư Yang Sin ở Đắk Lắk cũng là một nơi tìm thấy loài chim này. Đều là khu vực có diện tích rực rậm lớn, khi hậu ôn hòa. Những vách núi ở tỉnh Lâm Đồng có độ cao từ 1500 đến 1900 so với mặt nước biển. Đây là những điều kiện thuận lợi để loài chim sẻ thông họng vàng được sinh sống và phát triển.
3. Khả năng sinh tồn
Chúng có thể sinh tồn bằng nhóm thức ăn là hạt quả thông. Chim sẻ họng vàng vẫn có thể tiêu thụ nhóm hoa quả mọng, côn trùng nhỏ. Nhưng thức ăn chính vẫn là hạt và quả thông. Nguồn thức ăn khá ổn định trong môi trường sống rừng rậm đặc trưng.
Loài chim này thường sinh sống theo từng đàn nhỏ. Mỗi đàn có thể là chim bố, chim mẹ và chim con. Số lượng khoảng 5 – 8 con. Mùa sinh sản của chúng sẽ bắt đầu từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 của năm nhau. Mỗi lứa chúng thường đẻ từ 2 – 5 trứng. Trong thời gian chờ trứng nở, chim bố và chim mẹ sẽ thay nhau đi kiếm ăn và ấp trứng cùng nhau.
Trên đây là một số thông tin quan trọng liên quan đến họ chim thông họng vàng. Đây là một loài chim hiện nằm trong danh sách đỏ những loài chim cần được bảo tồn. Tiếp tục bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp đến bạn những thông tin quan trọng liên quan đến loài chim sẻ họng vàng này.

Sẻ thông họng vàng thường sinh sản từ cuối tháng 12 năm trước đến giữa năm sau
Tổng hợp một số sự thật liên quan đến loài chim sẻ thông họng vàng
Như ở trên chúng tôi đã đề cập đến bạn về môi trường sống của loài chim này. Đắk Lắk và Lâm Đồng là hai tỉnh sở hữu diện tích rừng lớn nhất nước ta. Do vậy cả hai tỉnh này là môi trường sống lý tưởng của nhiều loài động vật. Ví dụ như loài sẻ họng vàng. Đây là một loài chim đặc biệt. Chúng đã được ghi chú vào cuốn Sách đỏ Việt Nam (2007).
Thực tế ở thời điểm này thì loài chim này đã và đang được cảnh báo có khả năng tuyệt chủng cao. Có rất nhiều yếu tố tác động trực tiếp sự tồn tại của nó. Những yếu tố như phạm vi phân bố hẹp, môi trường sống mất cân bằng và biến đổi khí hậu thường xuyên đều gây ra sự xáo trộn tới khả năng sinh tồn của nó. Và đó là lý do mà nó bị liệt kê vào danh sách đỏ. Một phần là loài chim hiếm không được săn bắt dưới mọi hình thức. Một phần là loài chim bị ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố khách quan trong môi trường tự nhiên.
Chim sẻ thông họng vàng sở hữu tiếng hót líu ríu. Tiếng hót của nó nổi bặt hơn so với các cùng loài. Chúng thường hót thành một chuỗi sau đó nốt vui sẽ có âm độ lớn và cao hơn. Với những người không thường xuyên đi rừng thì khó có thể nhận ra tiếng đặc trưng của loài sẻ họng vàng này.

Loài chim này đang được liệt kê vào sách đỏ
Tổng Kết
Trên đây là bài viết tổng hợp đầy đủ thông tin về loài chim sẻ thông họng vàng. Là một loài chim sẻ nhỏ, sở hữu màu lông đặc biệt. Hiện nay, các tổ chức động vật cần bổ sung thêm phương án bảo vệ và duy trì nòi giống của loài chim này nhiều hơn nữa. Mỗi năm không chỉ con người mà động vật cũng phải đối mặt với những nguy hại do các yếu tố khách quan gây ra. Vì vậy hãy thực hiện sớm để có thể bảo vệ loài chim này lâu hơn. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết hôm nay của Yeuchim.net.
Để lại một bình luận