Chào mào núi từ lâu đã được biết đến với vẻ đẹp màu vàng óng khác hẳn với màu xám của chào mào đít đỏ. Ngay nay, số lượng tìm kiếm giống chào mào này ngày càng tăng. Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về giống chào mào núi giá bao nhiêu năm 2023 ?
Chào mào núi là gì?
Chào mào núi vàng có tên khoa học Pycnonotus Jocosus, là một loài chim nằm trong họ chào mào. Chúng phân bố chủ yếu ở vùng núi và rừng rậm Châu Á.
Khác với chào mào đít đỏ, chào mào núi sống cách biệt con người. Chúng thích sống những nơi vắng vẻ, có thể tìm thấy chúng ở ngọn đèo hay núi cao. Không giống với họ hàng của mình, chào mào đít đỏ hay có thói quen sống gần gũi với con người ở làng, thôn, xóm,…
Để nhận biết chào mào núi không khó chúng sở hữu bộ lông vàng óng phủ khắp cơ thể trừ phần đầu. Màu vàng dần chuyển sang hơi xám ở cánh và đuôi. Phần đầu lại màu đen tuyền, mắt khá nhỏ và xung quanh mắt viền tròn màu trắng.
Chào mào núi vẫn có mào dựng đứng giống như chào mào thường. Dưới cổ có một vạch màu đỏ là điểm nhấn khá nổi bật của giống chim này.
Để phân biệt chào mào núi trống mái không khó. Con trống thường nhỏ hơn chút so với con mái. Và con mái thường sẽ không có mài hoặc mào ít khi dựng. Màu sắc chim trống tươi hơn và tư thế đứng thẳng và oai vệ hơn con mái.
Chào mào núi giá bao nhiêu tiền ?
Giá chào mào núi hiện nay khá mền, trung bình chỉ khoảng 150.000 đồng. Một số con có ngoại hình đẹp và hót hay giá có thể cao hơn từ 200.000 – 400.000 đồng. Tuy nhiên mức giá chính xác sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngoại hình, trống mái, chim tơ, trưởng thành.
Khuyên bạn nên mua chào mào núi còn tơ để dễ chăm sóc. Nuôi chúng từ nhỏ khi chúng trưởng thành bạn có thể thả ra không lo bay mất.
Hiện nay mua được chào mào núi tại TpHCM, Đà Nẵng, Hà Nội không quá khó. Bạn chỉ cần tới cửa hàng bán chim cảnh là có thể mua được hoặc mua ở người bán dạo ngoài đường nếu có kinh nghiệm phân biệt trống mái. Không nên mua qua hình thức online vì nhiều trường hợp bị lừa nên hãy cẩn thận.
Mẹo chăm sóc chim chào mào núi hiệu quả
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống là ảnh hưởng đến sức khỏe và giọng hót của chim. Bạn nên cho chim ăn đa dạng các loại thức ăn, bao gồm cám, thức ăn tươi và hoa quả. Cám là nguồn cung cấp các dưỡng chất cơ bản cho chim, bạn nên chọn cám chuyên dụng cho chim chào mào, có đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết.
Thức ăn tươi là nguồn cung cấp đạm và canxi cho chim, bạn nên cho chim ăn các loại côn trùng như sâu gạo, sâu non, trứng kiến… Không nên cho ăn quá nhiều để tránh gây nóng trong người. Hoa quả là nguồn cung cấp vitamin và nước cho chim, bạn nên cho chim ăn hoa quả mát như cam, quýt, đu đủ, cà chua, cà rốt…
Bạn nên cho chim ăn 2-3 lần một ngày, vào buổi sáng và chiều, với lượng vừa đủ, tránh để chim bị béo phì hoặc suy dinh dưỡng.
Huấn luyện giọng hót cho chào mào núi
Chào mào núi có giọng hót luyến láy, có thể biến âm thanh theo ý muốn. Chúng có thể hót các loại tiếng như tiếng đất, tiếng đồng, tiếng kim… và học hỏi và giao tiếp với các loại chim khác.
Tuy nhiên, để có được chim chào mào hót hay, bạn cần phải huấn luyện cho chim từ khi còn non.
- Đem chim ra cội chơi với các loại chim khác để chim học hỏi và giao tiếp với các loại tiếng khác nhau.
- Đặt loa phát băng ghi âm của các loại tiếng hay như tiếng đất, tiếng đồng, tiếng kim… kích thích và rèn luyện giọng hót của chim.
- Dùng chuông hoặc các vật dụng khác để tạo ra âm thanh khác nhau huấn luyện cho chim có thể biến âm thanh theo ý muốn.
- Khen ngợi hoặc thưởng cho chim khi hót hay hoặc có tư thế đẹp tạo ra sự gắn kết và khuyến khích cho chim.
Lồng nuôi
Bạn nên chọn lồng nuôi có kích thước vừa phải, không quá rộng hay quá hẹp, để chim có thể vận động thoải mái mà không bị stress. Lồng nuôi nên có khay đựng thức ăn, nước uống và nước tắm, cũng như các vật dụng khác như gậy đậu, móc treo, chuông… để tạo điều kiện cho chim sinh hoạt và giải trí.
Lồng nuôi nên làm bằng tre hoặc gỗ, có màu sắc trung tính, tránh các màu sặc sỡ sẽ làm cho chim bị kích thích hoặc hoảng sợ. Bạn cũng nên vệ sinh lồng nuôi thường xuyên, loại bỏ các vật dụng bẩn hoặc hỏng để giữ cho lồng luôn sạch sẽ và an toàn cho chim.
Tắm
Đây là một hoạt động thiết yếu cho chim chào mào núi giúp chim kích thích quá trình mọc lông và giảm ngứa. Bạn nên cho chim tắm nắng vào buổi sáng sớm, khi ánh nắng dịu nhẹ, trong khoảng 15-20 phút.
Tắm nắng giúp chim hấp thụ vitamin D, tăng cường sức đề kháng và diệt khuẩn. Bạn cũng nên cho chim tắm nước mỗi ngày, bằng cách để một bát nước sạch trong lồng hoặc phun nước nhẹ lên chim.
Tắm nước giúp chim làm sạch bụi bẩn, lông cũ và rận trên cơ thể. Bạn nên cho chim tắm vào buổi sáng hoặc chiều, tránh để chim ướt vào buổi tối sẽ làm cho chim bị cảm lạnh.
Hướng dẫn thuần chào mào núi
Khi mới tập chào mào núi hoặc khi đưa chúng về nhà, chúng thường thể hiện sự lo lắng bằng cách bay loạn trông lồng. Để giảm căng thẳng, bạn có thể bọc quanh lồng một lớp vải mỏng. Trước khi chào mào núi, chuẩn bị sẵn nước uống và một trái chuối để chúng có thể ăn uống. Dù chúng có thể sợ và không dám ăn ban đầu, nhưng đói rồi chúng sẽ tự ăn. Hãy mở lớp vải một ít mỗi ngày để chúng dần quen với môi trường.
Khi chào mào núi đã thích nghi tốt hơn, bắt đầu tập cho chúng ăn cám. Bạn có thể rải cám lên chuối để chúng ăn cùng. Khi chúng quen với việc ăn cám, bạn có thể loại bỏ chuối và chỉ để lại cám. Bằng cách này, chúng sẽ tự ăn khi đói mà không cần sự hỗ trợ từ chuối.
Phương pháp bẫy chào mào núi
Quá trình bẫy chào mào núi ngày nay không quá phức tạp. Bạn chỉ cần sử dụng một chú chim mồi cùng cái lụp, và quá trình bẫy có thể bắt đầu. Tuy nhiên, do chào mào núi thường sống ở những vùng rừng sâu, việc đi bẫy có thể gặp khó khăn nếu địa hình nguy hiểm. Trước khi bắt đầu, hãy đảm bảo mang theo đủ nước và thức ăn nếu bạn dự kiến sẽ đi cả ngày.
Trong trường hợp không có chú chim mồi, bạn vẫn có thể thực hiện quá trình bẫy. Chỉ cần tải âm thanh của chim chào mào núi vàng từ internet và lưu lại trên điện thoại. Trước khi treo lụp, đặt điện thoại trong lụp và mở âm thanh chào mào núi, sau đó, bạn có thể bắt đầu quá trình bẫy.
Nếu bạn không có lụp, không có vấn đề. Chuẩn bị một cành cây không lá với nhiều nhánh và một hộp keo dính chim. Bôi keo lên nhánh cây, sau đó mở âm thanh của chào mào núi vàng. Chỉ cần chờ đợi và quan sát, chim sẽ bắt đầu xuất hiện và bám vào nhánh cây.
Như vậy, chào mào núi là loài chim cảnh đặc biệt, có bộ lông vàng óng, giọng hót luyến láy và dáng nhỏ nhắn. Để nuôi chào mào núi, bạn cần phải biết cách chọn, nuôi dưỡng và huấn luyện cho chim sao cho phù hợp. Với bài viết này, hy vọng bạn đã có câu trả lời về việc chào mào núi giá bao nhiêu?
Để lại một bình luận