Kỹ Thuật Dạy Vẹt Nói Chi Tiết Từ Các Chuyên Gia

Kỹ Thuật Dạy Vẹt Nói Chi Tiết Từ Các Chuyên Gia

Ngày nay việc nuôi vẹt trở nên phổ biến bởi vẹt dễ dàng nuôi dưỡng và rất thông minh. Vẹt có khả năng bắt chước tốt, nhưng khả năng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm từng loại vẹt cụ thể, tuổi của chúng, môi trường xung quanh và sự tương tác với con người. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những kiến thức cơ bản để bạn có thể dạy vẹt nói chuyện

Một số lời khuyên dạy vẹt nói

Để dạy vẹt nói điều quan trọng nhất là phải bắt đầu nuôi chúng từ khi chúng còn non. Bạn có thể đợi mùa sinh sản của vẹt sau đó ra các cửa hàng hoặc tiệm chim, nơi có bán các con vẹt còn non, khi đó bạn có thể lựa chọn một con vẹt khỏe mạnh và mang về nuôi dưỡng. Những con vẹt này cần nuôi bằng thức ăn dạng lỏng và thường sẽ phát triển tốt dưới sự chăm sóc của bạn và có xu hướng trở nên thân thiện, dễ dạy và không cần phải nhốt trong lồng hoặc xích.

Kỹ Thuật Dạy Vẹt Nói Chi Tiết Từ Các Chuyên Gia

Vẹt mái thường có xu hướng nói nhiều hơn vẹt trống

Nuôi vẹt đã lớn thì bạn cũng có thể dạy chúng nói, tuy nhiên sẽ khó dạy hơn so với việc nuôi vẹt từ khi chúng còn non. Bạn nên tìm một con vẹt còn non nuôi từ thời điểm chúng mới nở thì vẹt sẽ bắt đầu tập nói vào khoảng gần 1 năm tuổi. Trong quá trình này, bạn có thể lặp đi lặp lại các câu mà bạn muốn vẹt học cho đến khi vẹt nói một cách lưu loát. Một điều quan trọng nữa đó là việc nuôi vẹt đòi hỏi sự kiên nhẫn cao, để có một chú vẹt nói tốt có thể mất tới 2-3 năm hoặc thậm chí nhiều hơn nên hãy bình tĩnh và kiên trì trong quá trình này để đạt được thành công.

Các bước dạy vẹt nói

Lưu ý rằng không phải tất cả vẹt đều có khả năng học nói. Để dạy vẹt nói bạn cần thực hiện các bước sau

Bước 1: Dạy vẹt thực hiện các cử chỉ đơn giản

Dạy vẹt các cử chỉ đơn giản là một quá trình tạo sự thân quen và xây dựng sự thân thiện với chúng. Ví dụ, nếu bạn muốn làm cho vẹt quen với việc tiếp xúc nhẹ nhàng, bạn có thể bắt đầu bằng cách vuốt nhẹ bàn chân và ngón của chúng sau đó quan sát phản ứng. Bước tiếp theo là nhẹ nhàng vuốt ve đôi cánh của vẹt, luôn phải nhớ làm điều này một cách từ từ, tuyệt đối không làm cho vẹt sợ hãi hoặc không thoải mái khi bạn tiếp xúc với cánh của chúng, vì vẹt rất nhạy cảm với việc chạm vào cánh. 

Nên nhớ rằng chỉ khi thích thì vẹt mới cho vuốt ve, nếu không thích chúng có thể cắn hoặc phản ứng tiêu cực. Lúc này, bạn nên dừng hành động vuốt ve nó và để vẹt chơi tự do tới khi khác tiếp tục tránh để vẹt ức chế.

Các bước dạy vẹt nói

Vẹt có thể phát âm rất tốt và thường bắt chước các từ, câu ngắn.

Bước 2: Cho vẹt nhận biết âm thanh cơ bản

Khi vẹt cho phép vuốt ve chúng thì đó chính là thời điểm thích hợp để bạn bắt đầu dạy vẹt nói những từ đơn giản. Để gọi vẹt, bạn cần bắt đầu bằng việc chọn cho chúng một cái tên đơn giản, với một hoặc hai âm tiết dễ bắt chước. Hãy nói từ đó một cách rõ ràng, chậm rãi và lặp đi lặp lại nhiều lần. Các từ đơn giản chứa nguyên âm A hoặc O thường dễ cho vẹt học. Không nên dạy vẹt câu nói quá dài hoặc phức tạp, bạn có thể bắt đầu bằng việc dạy chúng những từ ngắn và quen thuộc như “hello” hoặc tên của bạn vì đây là những âm thanh chúng có thể dễ dàng bắt chước.

Thưởng cho vẹt mẩu cà rốt khi chúng nói được những từ bạn đã dạy, điều này giúp tạo động lực cho vẹt. Đừng cố gắng dạy vẹt quá nhiều vào một lúc, hãy dành khoảng nửa tiếng mỗi ngày và chỉ vài phút mỗi lần để dạy, việc này giúp vẹt thoải mái hơn và không mệt mỏi quá.  

Xem thêm: https://yeuchim.net/vet-biet-noi.html

Cách chăm sóc vẹt trong quá trình dạy

Như đã nói ở phía trên để dạy vẹt nói chuyện thì điều tốt nhất là là bắt đầu nuôi chúng từ khi chúng còn nhỏ. Tuy nhiên, việc chăm sóc cho vẹt cần được thực hiện cẩn thận để đảm bảo sức khỏe của chúng. Dưới đây là một số hướng dẫn:

Về chế độ ăn

Chọn loại thức ăn dạng viên hoặc mảnh vụn đóng gói sẵn, có chứa đầy đủ dưỡng chất. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian chuẩn bị thức ăn và đảm bảo rằng vẹt được cung cấp đủ dinh dưỡng, thường xuyên thay nước uống cho vẹt, nên thay nước mỗi 1-2 ngày để đảm bảo nước luôn sạch sẽ. Khi cho vẹt ăn bạn nên bắt chước cách vẹt mẹ cho vẹt con ăn, hãy chia bữa ăn thành nhiều phần và để chúng ăn cách nhau khoảng 30 phút. Điều này giúp tạo ra thói quen ăn uống cho chúng và đảm bảo chúng vẫn được cung cấp đủ thức ăn.

Cách chăm sóc vẹt trong quá trình dạy

Việc chăm sóc và dạy vẹt cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn

Về việc vệ sinh

Đảm bảo lồng nuôi của vẹt luôn sạch sẽ. Cả phân chim và thức ăn thừa đều có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây hại cho sức kháng của vẹt. Hãy vệ sinh lồng nuôi hàng ngày và rửa sạch khay đựng thức ăn, điều này giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh cho vẹt. Tránh để thức ăn trong chuồng vẹt quá lâu, không nên để bất kỳ thức ăn nào trong lồng nuôi quá 24 tiếng.

Kết luận

Vẹt là loài chim cảnh đáng yêu và nổi tiếng với khả năng bắt chước ngôn ngữ của con người. Dạy vẹt nói không phải là việc khó, nó là một quá trình công phu và để đạt được kết quả tốt đòi hỏi sự kiên nhẫn cao. Yeuchim Hy vọng rằng với kiến thức trên tất cả những người nuôi vẹt sẽ thành công trong việc dạy chú vẹt của mình.

Đánh giá post
Share

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *