Chia Sẻ Kiến Thức Cách Nuôi Chim Bói Cá Đúng Kỹ Thuật

Hướng dẫn cách nuôi chim bói cá cần biết

Cái tên chim bói cá đã không còn quá xa lạ với chúng ta. Ngoài tự nhiên, loài chim bói cá này thường sống gần sông, suối để tiện cho việc săn mồi. Ngày này, chim nói cá đã được nhiều người lựa chọn nuôi làm cảnh. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách nuôi chim bói cá, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Những thông tin cơ bản về chim bói cá

Những thông tin cơ bản về chim bói cá

Trước khi học cách nuôi chim bói cá, hãy cùng tìm hiểu thông tin cơ bản về loài chim này.

Chim bói cá là chim gì?

Chim bói cá thuộc bộ Sã, nó có tên khoa học là Alcedines và có nguồn gốc từ các nước châu Mỹ. Hiện nay chim bói cá được phân bổ ra nhiều nước trên thế giới, nhiều nhất tại khu vực châu Mỹ và châu Phi.

Còn ở Việt Nam, bạn sẽ thấy chim bói cá thường xuyên xuất hiện ở vùng nhiều kênh, hồ, sông suối. Hiện nay trên thế giới có tất cả 90 loài Bói cá có hình dạng, màu sắc khác nhau.

Ngoại hình của chim bói cá

Kích thước của chim bói cá khá nhỏ, một con trưởng thành đạt khoảng 10-45cm và nặng từ 10-350gr. Nhưng bộ lông của chúng lại rất sặc sỡ, với sự kết hợp của các màu như là cam – đen, vàng – đen, xanh – đỏ, đỏ – trắng,… Thường thì những con chim bói cá cái sẽ có chiều dài và cân nặng thấp hơn so với chim đực.

Phần đầu của chim bói cá khá tròn và cứng, nên có sự cân đối với tổng thể. Đặc biệt nhất trên gương mặt của chúng là chiếc mỏ ấn tượng màu cam và cứng cáp. Hơn nữa, chiếc mỏ cũng có độ dài tốt để dễ dàng hơn cho việc gắp cá dưới nước.

Cổ của chim bói cá khá ngắn, bụng to, ngực nở và lưng hơi cong. Còn phần thân của chúng cũng khá tròn nhìn rất dễ thương. Hơn nữa, chim bói cá cũng sở hữu móng vuốt lại vô cùng chắc và sắc nhọn. Phần đuôi của chúng thì khá to, nhưng vẫn có sự cân đối với thân hình.

Bộ lông của chim bói cá gồm có hai lớp. Ở phần đầu, ngực, cổ và lớp bên trong lưng được cấu tạo khá mềm mại. Còn lông ở những phần như là đuôi, lưng và cánh lại có độ cứng và bóng hơn.

Tập tính của chim bói cá

Thường thì chim bói sẽ sinh sản vào mùa xuân và mùa hè, vì thời điểm này có nguồn thức ăn dồi dào. Sau khi giao phối, chim bói cá đực và cái sẽ cùng nhau làm tổ. Thường thì loài chim này thích sống ở hốc cây, lấy các nguyên liệu như là rễ cây, lá cây khô,…

Mỗi lứa, chim bói cá sẽ đẻ từ 3-5 quả, màu của trứng có màu xanh và hơi đậm. Thời gian ấp trứng khoảng 10-15 ngày thì mới nở. Chim bói cá bố và mẹ sẽ cùng nhau chăm sóc con, đến khi con trưởng thành và có thể tự lập được.

Cùng tham khảo: Nuôi Chim Trĩ Con Mới Nở: Cách Chọn, Chăm Sóc Và Huấn Luyện Hiệu Quả

Hướng dẫn cách nuôi chim bói cá cần biết

Hướng dẫn cách nuôi chim bói cá cần biết

Nếu bạn muốn biết cách nuôi chim bói cá, hãy tham khảo kiến thức dưới đây.

Thức ăn cho chim bói cá

Thông qua cái tên chúng ta cũng có thể biết được thức ăn chính của chim bói cá là cá. Do đó, ngoài tự nhiên thì loài chim này thường sống ở những vùng ao, hồ, sông suối để tìm kiếm thức ăn dễ dàng hơn.

Ngoài ra, chim bói cá cũng rất khoái khẩu ăn tôm, nòng nọc,… Cùng với những loại thức ăn khác như là côn trùng và sâu bọ. Tùy theo môi trường sống, thức ăn dành cho chim bói cá cũng có sự khác nhau.

Trong môi trường nuôi, bạn cũng có thể cho chúng ăn nhiều món đa dạng hơn như cá hồi, ếch, sò, tôm, cua,… Bên cạnh đó bạn cũng đừng quên những loại rau xanh phù hợp dành cho chim bói cá nhé.

Ngoài ra, nước uống dành cho chim bói cá cũng cần phải đảm sạch sẽ và được thay mỗi ngày.

Chăm sóc chim bói cá

Hiện nay, chim bói cá được ưa chuộng và được nuôi làm cảnh rất nhiều. Nhưng trong quá trình nuôi, có thể chim bói cá gặp một số bệnh sau bạn cần đề phòng:

  • Chứng tiêu chảy: Nguyên nhân của bệnh này là do nhiễm trùng khuẩn hoặc virus. Khi đó chim bói cá có thể bị tiêu chảy, chúng cũng ăn ít hoặc bỏ ăn luôn. Bạn có thể điều trị cho chúng bằng cách cho chim uống nước có đường và muối. Bên cạnh đó là tăng cường dinh dưỡng, cũng như cho uống thuốc kháng sinh nếu cần.
  • Viêm phổi: Đây là bệnh do vi khuẩn và nấm gây ra, nó khá nguy hiểm đối với chim bói cá. Khi chim bói cá bị viêm phổi thì sẽ có hiện tượng là thở khò khè và cơ thể của chúng cũng rất đau. Bạn nên điều trị cho chúng bằng cách giữ ấm và dùng thuốc kháng sinh.
  • Bệnh ngoài da: Nếu chim bói cá không được vệ sinh cẩn thận thì rất có thể mắc các bệnh ngoài da. Triệu chứng gây ra đó là bị rụng lông, viêm da và sưng tấy, phát ban. Bạn có thể điều trị cho chúng bằng cách sử dụng kem chống viêm hoặc thuốc kháng sinh.

Cách Chim Bói Cá Săn Mồi

Chim Bói Cá, theo như chúng tôi đã chia sẻ trước đó, là một bậc thầy trong việc săn mồi, đặc biệt là khi đến việc bắt cá. Chúng có khả năng xuất sắc trong việc lựa chọn con mồi và đạt được độ chính xác cao trong quá trình săn bắt. Khi chúng săn mồi, chúng thường đậu trên những cành cây khô nằm ngoài bờ sông hoặc ao hồ để tìm kiếm con mồi. Khi con mồi nổi lên gần mặt nước để hít thở không khí, Chim Bói Cá sẽ nhanh chóng lao xuống và sử dụng mỏ dài, sắc bén để bắt lấy con mồi. Khả năng bắt cá của chúng được thực hiện một cách điều luyện, nhanh nhẹn và chính xác. Ngay cả trong nước đục hay điều kiện ánh sáng kém, đôi mắt của Chim Bói Cá vẫn có khả năng nhìn thấy con mồi một cách rõ ràng.

Quá trình săn mồi của loài Chim Bói Cá đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều nhiếp ảnh gia, họa sĩ và nghệ sĩ sáng tạo khác, đưa ra những tác phẩm độc đáo và đẹp mắt về khả năng săn mồi tuyệt vời của chúng.

Thách Thức Trong Việc Nuôi Chim Bói Cá

Loài chim Bói Cá, với vẻ đặc biệt và sức hút riêng, thường là lựa chọn của nhiều người yêu thú cưng. Tuy nhiên, việc nuôi dưỡng loài chim này không phải là nhiệm vụ đơn giản và đối mặt với nhiều thách thức.

Thông tin được biết hiện nay cho thấy tỷ lệ thuần hóa loài chim Bói Cá là rất thấp, và đôi khi, có thể là không thể thuần hóa được. Nguyên nhân chủ yếu là do Bói Cá thích tự do bay lượn và săn mồi tự nhiên. Khi bị nuôi nhốt, chúng có thể cảm thấy bí bách, từ chối ăn uống và dễ gặp vấn đề về sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng chết.

Đối với những người thực sự muốn thử sức với việc nuôi chim Bói Cá, cần phải chú ý rằng quá trình này đòi hỏi sự kiên nhẫn và kinh nghiệm, đặc biệt là việc nuôi chúng từ khi còn non, đảm bảo chăm sóc kỹ lưỡng cho đến khi chúng trưởng thành, có thể giúp tăng cơ hội thuần hóa chúng.

Chim Bói Cá và Các Loài Phổ Biến

Chim Bói Cá là một nhóm loài chim được nuôi rộng rãi tại nhiều khu vực trên thế giới. Phân loại của chúng được thực hiện dựa trên nhiều yếu tố như di truyền, hành vi, và đặc điểm về hình thức. Dưới đây là một số loài chim Bói Cá phổ biến:

1. Bói Cá Sả Mỏ Rộng (Halcyon capensis):

  • Sống chủ yếu tại khu vực đầm lầy, nước ngọt, hoặc các vùng sông chảy chậm tại Argentina, Nam Mỹ.
  • Trọng lượng khoảng 750 – 100g, dài 50 – 55cm.
  • Mỏ màu đỏ rộng, chân màu xám.
  • Bộ lông đa màu, từ màu trắng hoặc vàng chanh ở phần bụng đến màu xanh ngọc ở lưng.
  • Thức ăn chủ yếu bao gồm các loài động vật nhỏ sống trong nước như cua, tôm, ếch, cá, côn trùng.

2. Bói Cá Bồng Chanh Đỏ:

  • Sống chủ yếu tại khu vực biên giới giữa Việt Nam và Campuchia.
  • Bộ lông nhiều màu sắc đẹp, cam và hồng ở đầu, cổ màu xanh dương, ngực và bụng màu vàng chanh.
  • Phần cổ màu trắng, lưng kết hợp giữa màu xanh dương, trắng, hồng, vàng cam.
  • Cánh có màu đốm xanh dương và bay rất khoẻ.

3. Bói Cá Lớn:

  • Sống chủ yếu tại các hang đá và bờ sông, đặc biệt tại khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.
  • Mặc dù không có màu sắc nổi bật, nhưng có phần mào ở đầu đẹp và nổi bật.
  • Lưng có màu lông đen và trắng.

Việc chăm sóc và nuôi dưỡng các loài chim Bói Cá đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về hành vi và nhu cầu sinh học của chúng, đặc biệt là khi chúng sống trong môi trường nhốt.

Trên đây là những chia sẻ của https://yeuchim.net/ về cách nuôi chim bói cá. Hy vọng khi áp dụng các kiến thức này, sẽ giúp cho bạn biết cách chăm sóc chim bói cá đúng chuẩn nhất.

logo-yeuchim

Yêu Chim

Xin chào mình là Yêu Chim đang là tác giả tại yeuchim.net cập nhật chuyên chia sẻ những kỹ thuật nuôi chim, huấn luyện các loại chim hót đấu, phối giống chim

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*