Vẹt má vàng hay còn gọi là vẹt xích (Psittacula eupatria siamensis), là một phân loài của loài vẹt Alexandri (Psittacula eupatria), được tìm thấy ở bán đảo Đông Dương, bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Bắc Thái Lan. Đây là phân loài nhỏ nhất trong các biến thể của loài vẹt Psittacula eupatria, với đặc điểm nổi bật là có má vàng và cặp chân màu vàng nhạt. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn cách nuôi và chăm sóc vẹt má vàng.
Đặc điểm nổi bật của vẹt má vàng
Vẹt má vàng có bộ lông chủ yếu màu xanh lá cây. Đặc trưng của loài này là có đuôi dài và má vàng nhạt, viền cổ đen. Trong quá trình lớn lên, màu má vàng dần trở nên rõ ràng hơn, với lông xanh có ít mảng màu hồng trên cánh và viền cổ.
Đuôi của vẹt má vàng có thể bằng ½ tổng chiều dài cơ thể chúng
Chúng có chiều dài trung bình khoảng 56cm (phần đuôi dài và có thể chiếm tới một nửa tổng chiều dài cơ thể, trọng lượng khi vẹt trưởng thành giao động từ 200-300g. Vẹt má vàng thường thân thiện, dễ thuần, và có khả năng nhái giọng tốt. So với vẹt ngực hồng, chúng học nói nhanh hơn đáng kể. Sức đề kháng của vẹt thường rất tốt, tuổi thọ có thể đạt đến 30-40 năm. Vì thế, chúng thường được lựa chọn làm thú cưng từ xưa cho đến hiện nay.
Thức ăn của vẹt má vàng
Thức ăn chủ yếu của vẹt má vàng bao gồm ngũ cốc, chồi cây và hoa quả. Trong mùa sinh sản, chúng thường tự tìm khoáng từ vùng đất ven suối và một ít đạm từ các loại sâu bọ nhỏ. Trong điều kiện nuôi tại nhà, bạn có thể kết hợp bắp ngô sống, hạt đậu phộng, hạt hướng dương, lúa mạch, dẻ, và các loại hạt khác dưới dạng sống tạo thành hỗn hợp thức ăn chính cho vẹt của bạn.
Để làm cho khẩu phần thức ăn thêm phong phú, có thể thêm vào hỗn hợp một ít rau củ quả sấy khô như cà rốt, khoai lang, đu đủ. Ngoài ra để tạo sự đa dạng và cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất tự nhiên các loại hoa quả tươi như táo, lê, ổi, xoài, thanh long, nho, đu đủ, dưa leo, củ đậu, đậu Hà Lan có thể được bổ sung vào khẩu phần thức ăn. Chúng cũng có thể ăn những món lạ như bánh quy kèm theo một chút bơ hoặc mứt hay ăn sữa chua ở nhiệt độ không quá lạnh.
Vấn đề sinh sản của vẹt má vàng
Khi nuôi vẹt má vàng trong nhà chúng có thể thành cặp, xây tổ và sinh sản vào mùa xuân. Việc bắt cặp có thể khá khó khăn do vẹt má vàng có cá tính độc lập nên việc chọn bạn đời thường khó khăn hơn các loài vẹt khác. Một số trường hợp có thể xảy ra là cả trống và mái sống chung một lồng nhưng vẫn không thể sinh sản dù có sức khỏe tốt và tương tác tốt với nhau. Vì vậy, bạn nên nuôi chung một số vẹt trống và mái trong cùng một lồng, và khi chúng đã chọn được bạn đời thích hợp thì bạn có thể tách riêng để nuôi cặp.
Vẹt má vàng là loại vẹt có cá tính độc lập
Thời gian ấp trứng của vẹt khoảng 28 ngày, và trong tổ thường chứa từ 3-6 quả trứng màu trắng. Chúng thường xây tổ trong các bọng cây lớn, chúng chui vào và sử dụng mỏ gặm để nới rộng tổ. Trong điều kiện nuôi ở nhà, ta có thể sử dụng các hộp gỗ lớn treo trong chuồng để làm tổ. Tổ chim bằng gỗ cần thiết kế chắc chắn vì mỏ của chúng to và khỏe, có thể mổ và gây hỏng hóc tổ. Vẹt trưởng thành có độ tuổi là 36 tháng, lúc này có thể phân biệt giới tính dựa trên màu sắc của vòng lông cổ, với con trống có vòng lông cổ đặc trưng và con mái thì sẽ không có. Khi vẹt còn nhỏ việc phân biệt giới tính thường khá khó nếu bạn chỉ bằng cách nhìn vào bề ngoài của chúng.
Tham khảo thêm: https://yeuchim.net/vet-caique.html
Một số điều cần lưu ý khi nuôi vẹt má vàng
Vẹt má vàng sở hữu trí thông minh đáng kinh ngạc, có một số điều quan trọng khi nuôi cần lưu ý:
- Môi trường sống của vẹt má vàng cần duy trì nhiệt độ trên 10 độ C. Đây là loài chim nhiệt đới, do đó chúng có khả năng chịu lạnh kém. Thời tiết thay đổi có thể gây nguy cơ cảm lạnh nếu chúng không được ủ ấm, đây là một căn bệnh nguy hiểm đối với vẹt và các loài chim cảnh khác.
- Vẹt má vàng rất thông minh và cần sự tương tác từ chủ nhân. Nếu thiếu sự quan tâm, chúng có thể bị căng thẳng và dẫn tới việc tự gặm lông.
- Trong mùa hè vẹt má vàng cần được tắm một vài lần mỗi tuần. Bạn cũng có thể đặt một chậu nước trong lồng để chúng tự tắm. Việc tắm thường xuyên này giúp chúng cảm thấy thoải mái, đồng thời loại bỏ ký sinh trùng. Bên cạnh đó, lồng và đồ chơi của vẹt cũng cần phải được vệ sinh thường xuyên.
Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin quan trọng của yeuchim về vẹt má vàng và cách chăm sóc hằng ngày cho chúng. Nuôi một chú vẹt má vàng sẽ mang lại niềm vui cho gia đình không chỉ vậy với tính cách nhạy bén và hoạt bát, chắc chắn chúng sẽ trở thành một phần thú vị trong không gian sống yên tĩnh của bạn.
Để lại một bình luận