Hướng Dẫn Cách Nuôi Chim Chào Mào Má Trắng Đúng Kỹ Thuật

Gợi ý cách nuôi chim chào mào má trắng

Cách nuôi chim chào mào má trắng là thắc mắc của nhiều người. Chắc chắn khi tham khảo bài viết này, sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc chim chào mào má trắng đúng kỹ thuật. Biết được chim chào mào má trắng ăn gì? Lồng nuôi chim chào mào má trắng như nào là hợp lý? Cũng như cách chăm sóc cho chim chào mào má trắng.

Mục Lục

Thông tin cơ bản về chim chào mào má trắng

Thông tin cơ bản về chim chào mào má trắng

Trước khi tìm hiểu nuôi chim chào mào má trắng, bạn hãy cùng tôi tham khảo các thông tin cơ bản về loài chim này nhé.

Trong giới chơi chim cảnh thì thuật ngữ chim chào mào má trắng là chỉ những con chim mới vừa rời tổ để bắt đầu cuộc sống mới. Thường thì những con chim chào mào má trắng này chưa phát triển hoàn toàn về kích thước, bộ lông. Còn khi chúng đã trưởng thành thì sẽ có những vết đỏ thay thế vệt trắng đó.

Để chọn được một con chim chào mào má trắng tốt thì không phải đơn giản. Hơn nữa, để chúng lớn nhanh và khỏe mạnh thì bạn cũng cần có thời gian và cách chăm sóc đúng kỹ thuật.

Gợi ý cách nuôi chim chào mào má trắng

Gợi ý cách nuôi chim chào mào má trắng

Nếu bạn đang băn khoăn cách nuôi chim chào mào má trắng, hãy tham khảo ngay các kiến thức dưới đây.

Thức ăn cho cho chim chào mào má trắng

Ở từng giai đoạn thì chim chào mào má trắng cần được cung cấp nguồn thức ăn khác nhau.

Thời kỳ thay lông

Đây là thời kỳ vô cùng quan trọng với chim chào mào má trắng, nên bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Thức ăn chính của chúng giai đoạn này là các loại cám mát, để chúng vừa khỏe mà lông mọc ra cũng đẹp.

Ngoài ra, bạn cũng cần cho chim chào mào má trắng ăn thêm các loại trái cây như là cà chua, cam, táo, đu đủ, thanh long,… Hầu hết các loại trái cây giàu vitamin C đều phù hợp cho chim chào mào má trắng đang thay lông.

Thời kỳ chuẩn bị vào lửa

Thời kỳ chim chào mào má trắng chuẩn bị vào lửa thì bạn cần cho chúng nhiều đồ ăn tươi. Mồi tươi giàu lượng đạm, hỗ trợ chim chào mào nhanh căng lửa hơn. Những loại mồi tươi phù hợp cho chim chào mào má trắng như là châu chấu, cào cào, giun đất, sâu quy, sâu non, sâu gạo,…

Trong thời kỳ chuẩn bị vào lửa thì cũng có nhiều người cho chim chào mào ăn ớt và khoai ráy. Hai loại thức ăn này rất tốt cho chim chào mào căng lửa, nhưng chỉ nên cho một lượng vừa phải, nếu lạm dụng quá sẽ khiến chim tụt lửa nhanh.

Thời kỳ đang căng lửa

Nếu chim chào mào đang ở thời kỳ căng lửa thì bạn cần bổ sung cho chúng đa dạng nguồn thức ăn hơn. Ví dụ như là trái cây, mồi tươi, cám tổng hợp,… Bên cạnh đó, bạn cũng cho chúng ăn thêm các loại cám chuyên dụng kích và dưỡng lửa. Bạn chú ý chọn những loại cảm uy tín để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chim.

Để chim chào mào căng lửa sung thì bạn cho chúng ăn ớt, cùng các loại trái cây như là cà chua, chuối và táo,… Các loại mồi tươi như là cào non, sâu gạo, sâu quy nên cho ăn ít nhất 2 đến 3 ngày 1 tuần. Trong mồi tươi chứa nhiều protein giúp chim khỏe mạnh, sung sức.

Chim chào mào trắng đang thi đấu

Khi chim chào mào má trắng đang trong thời kỳ thi đấu thì chúng thường thích ăn các loại hoa quả như là chuối, táo, xoài, cà rốt hấp,… Bạn cũng cần thường xuyên thay đổi khẩu phần ăn để chim chào mào má trắng không bị nhàm chán.

Mồi tươi cũng là thành phần thức ăn không thể thiếu trong thời kỳ chào mào trắng đang thi đấu. Khi chim chào mào được cung cấp chất đạm và canxi sẽ giúp chúng khỏe hơn, phục vụ quá trình thi đấu.

Tắm cho chim chào mào má trắng

Mỗi tuần bạn cần tắm mát cho chim chào mào má trắng từ 2-3 lần. Hãy chuẩn bị cho chim một chiếc lồng tắm riêng, không nên dùng chung với lồng nuôi. Ban đầu chào mào má trắng chưa biết cách tự tắm, bạn hãy đặt hai chiếc lồng gần nhau và dạy từ từ.

Ngoài ra, bạn cũng cần duy trì chế độ tắm nắng mỗi ngày cho chim chào mào má trắng. Thời gian tắm nắng hợp lý là từ 8 đến 9 giờ sáng, treo ở nơi nắng nhẹ để chúng hấp thụ đủ vitamin.

Sức khỏe của chim chào mào má trắng

Trong quá trình nuôi chim chào mào má trắng, bạn cần thường xuyên quan sát tình hình sức khỏe của chúng.

Nếu thấy chim chào mào tự mổ chân, tự cắn cánh và phá đuôi thì bạn cần xem là nguyên nhân gì. Có thể là lồng nuôi không được vệ sinh sạch sẽ, nên làm các ký sinh trùng tấn công cơ thể của chim. Do đó, bạn cần duy trì môi trường sống tốt cho chim, cũng như tắm mắt, tắm nắng cho chúng.

Trong trường hợp bạn thấy chim chào mào má trắng tự ăn phân của mình. Rất có thể chim đang thiếu các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Khi đó bạn cần bổ sung các nguồn thức ăn để có đủ khoáng chất cho chim.

Lựa chọn chào mào má trắng trống

Để nhận biết chào mào má trắng trống một cách chính xác, bạn có thể xem xét các đặc điểm sau:

  1. Kích thước và hình dáng: Phần đầu và thân hình của chào mào má trắng trống thường to lớn hơn so với chim mái.
  2. Mắt: Mắt của chào mào trống thường lớn hơn và có vẻ sắc nét hơn so với mắt của chim mái.
  3. Mào: Mào trên đỉnh đầu của chim trống thường cao hơn, và phần gốc của chân mào sẽ to, dày và rậm hơn so với má trắng mái. Mào của chào mào má trắng trống thường luôn đứng đứng khi cầm trên tay, trong khi chim mái có thể có mào nằm xuống.
  4. Tách má (má trắng): Tách má của chim trống thường to và dài, trong khi tách má của chim mái thì chỉ có một vùng nhỏ và ngắn.
  5. Phần sau ót: Nếu bạn nhìn kỹ vào phần sau ót của chim, từ vị trí chân mào xuống gáy, sẽ thấy những sợi lông mọc dài hơn ở chim trống. Điều này có thể là một đặc điểm giúp nhận biết chim trống với tỷ lệ chính xác trên 75%.
  6. Lưỡi: Lưỡi của chim trống thường có hai đốm đen, trong khi chào mào mái thì không có.
  7. Chân: Cặp chân của chim trống thường to và có màu sắc đậm hơn so với chim mái.
  8. Tính cách: Khi bạn cầm nắm chim, con trống có thể thể hiện tính cách nghịch ngợm hơn, thậm chí có thể cắn tay. Ngược lại, con mái thường hiền lành hơn.

Những đặc điểm trên có thể giúp bạn dễ dàng nhận diện giới tính của chào mào má trắng một cách chính xác.

Xem thêm: cách nuôi hút mật căng lửa

Phương pháp bắt chào mào má trắng

Để bắt chào mào má trắng hiệu quả, bạn cần tuân thủ các bước sau:

  1. Chuẩn bị con mồi: Lựa chọn một con chào mào mồi là bước quan trọng nhất. Tuy nhiên, hạn chế sử dụng những con quá lão làng hoặc căng lửa, vì chúng có thể khiến chào mào má trắng cảnh báo và trở nên thận trọng.
  2. Thiết lập lồng bẫy: Khi thiết lập lồng bẫy, hãy bổ sung ít trái cây như trái ráy, cà chua, hay chuối lên lồng để tạo điểm nhấn và thu hút sự chú ý của chào mào má trắng. Đôi khi, chào mào má trắng có thể không màng gì mà bay vào ngay khi phát hiện thức ăn.
  3. Chọn địa điểm bẫy: Đặt lồng bẫy ở những vị trí mà chào mào má trắng thường xuất hiện hoặc bay qua. Có thể là gần cây cỏ, khu vực có nhiều hoa, hoặc ngay gần nơi chúng thường tập trung.
  4. Thời điểm bẫy: Chọn thời điểm bẫy khi chào mào má trắng đang hoạt động nhiều nhất, thường là vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều muộn. Chào mào má trắng thích hợp để bắt khi chúng đang tìm kiếm thức ăn.
  5. Giữ ẩn: Khi đã bắt được sự chú ý của chào mào má trắng, hãy giữ mình ẩn và chờ đợi chúng bay vào lồng bẫy để có hiệu suất cao nhất.

Giá của chào mào má trắng

Khi chào mào má trắng đang trong mùa, giá thường duy trì ổn định do số lượng chim trên thị trường tăng cao. Trên thị trường chim cảnh hiện nay, giá một con chào mào má trắng dao động từ 80.000 đến 200.000 đồng. Tuy nhiên, giá có thể biến động tùy thuộc vào những đặc điểm độc đáo của từng con, như mào trắng, chân trắng hoặc bạch tạng, và người bán có thể đặt giá cao hơn cho những đặc điểm đặc biệt này.

Trong quá trình mua chào mào má trắng, nếu bạn đang tìm kiếm những đặc điểm cụ thể, hãy đọc kỹ phần về cách chọn chào mào má trắng mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên. Điều này giúp bạn tránh những sai sót có thể dẫn đến lãng phí công sức và nguy cơ mua phải chim không đáp ứng được mong đợi của bạn.

Trên đây là những chia sẻ của https://yeuchim.net/ về cách nuôi chim chào mào má trắng. Hy vọng khi áp dụng các kiến thức này, sẽ giúp bạn biết cách nuôi chim chào mào má trắng khỏe mạnh và lớn nhanh nhất.

logo-yeuchim

Yêu Chim

Xin chào mình là Yêu Chim đang là tác giả tại yeuchim.net cập nhật chuyên chia sẻ những kỹ thuật nuôi chim, huấn luyện các loại chim hót đấu, phối giống chim

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*