Máng nước, máng thức ăn là hai vật dụng không thể thiếu khi nuôi chim

Thiết kế chuồng nuôi chim trĩ cần lưu ý gì? Gợi ý bí kíp làm chuồng

Chim trĩ là một trong những loài chim đẹp trong thế giới các loài chim hiện nay. Nó có thể mang lại doanh thu lớn cho các chủ trang trại. Giống chim này sở hữu ngoại hình đặc biệt cùng với đó là khả năng hót gây ấn tượng của mình. Trong trường hợp nuôi chim trĩ với số lượng lớn thì bạn nên lưu ý điều gì? Chuồng cho chim cần đáp ứng điều kiện gì? Hãy cùng Yeuchim.net tìm hiểu ngay về cách thiết kế chuồng nuôi chim trĩ sao cho tiết kiệm mà vẫn đáp ứng tốt cho quá trình phát triển của chim qua bài viết dưới đây. Theo dõi ngay để chủ động hơn nhé.

Trước khi đi vào chủ đề chính cách thiết kế chuồng nuôi chim trĩ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua về giống chim này đã nhé. Khi hiểu rõ về nó, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc cho nó.

Đôi nét về loài chim trĩ

Chim trĩ là một họ chim có danh pháp khoa học là Phasianidae. Họ trĩ bao gồm rất nhiều giống loài trong thế giới động vật. Ví dụ như chim trĩ, công, gà lôi, gà rừng,… Giống chim này thường sở hữu ngoại hình đặc biệt. Ngoại hình của nó thường nổi bật với phần đuôi dài và bộ lông vũ đặc sắc. Mỗi loài sẽ sở hữu một màu lông khác nhau. Đây là điểm nổi bật của họ nhà trĩ.

Giống chim này không quá khó nuôi. Chúng có thể sinh tồn và phát triển linh hoạt với nhiều môi trường sống khác nhau. Thức ăn mà loài chim này tiêu thụ chủ yếu là nhóm hoa quả mọng, côn trùng nhỏ. Nếu nuôi công nghiệp thì các sản phẩm cám chim nông nghiệp có thể đáp ứng tốt cho chế độ dinh dưỡng của loài chim trĩ.

Nhìn chung về giống chim trĩ có thể nói là một giống chim dễ nuôi và chăm sóc. Đã có nhiều chủ trang trại, hộ gia đình kiếm vài trăm triệu với giống chim này. Vậy, để có thể thu lại một khoản lợi nhuận tốt như thế, thì công chăm sóc chúng vô cùng quan trọng. Đặc biệt là yếu tố chuồng trại. Có những lưu ý gì khi dựng chuồng nuôi loài chim trĩ. Theo dõi tiếp thông tin sau đây mà Yeuchim.net muốn giới thiệu đến bạn nhé.

Một giống chim thuộc họ trĩ

Một giống chim thuộc họ trĩ

Gợi ý kỹ thuật dựng chuồng nuôi chim trĩ chuẩn nhất

1. Vị trí dựng chuồng nuôi

Chim là loài động vật tự nhiên, vì vậy khi nuôi công nghiệp cần đáp ứng vị trí thuận lợi, hợp ý. Bạn nên chọn địa điểm khô ráo, rộng rãi, thoáng mát, ẩm mốc để tránh những mầm bệnh xung quanh. Hạn chế nuôi chim gần khu vực ô nhiễm, nhiều tiếng ồn. Bởi có thể đến sự phát triển của chim.

2. Cấu trúc và kích thước của chuồng

Theo đúng kỹ thuật nuôi dưỡng được ghi chép trên nhiều tài liệu chăn nuôi thì chuồng chim sẽ được thiết kế tùy theo vào quy mô chăn nuôi. Chim trĩ non được nuôi lớn thành giống trưởng thành đều cần đảm bảo không gian rộng rãi để có thể thoải mái hoạt động, vui chơi. Một chuồng có thể chứa 20 – 25 giống chim con để tiện chăm sóc. Chiều cao của chuồng khoảng 2,5 – 3m, chiều rộng sẽ rơi vào khoảng 7 – 10m. Chiều dài sẽ tùy thuộc vào phạm vi nuôi dưỡng. 30 – 50m là kích thước hợp lý để nuôi chim trĩ.

Khi dựng chuồng, bạn cần xác định hướng chuồng nuôi. Hướng đông nam sẽ là hướng chuồng phù hợp nhất cho việc nuôi dưỡng cho tất cả động vật. Vì hướng này sẽ đón gió mát vào mùa hè và mùa đông sẽ hạn chế gió rét. Khi tận dụng được yếu tố tự nhiên như vậy, bạn không cần sử dụng những dụng cụ công nghiệp khác. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được 1 khoản.

Điều quan trọng khi dựng chuồng nuôi chim đó là không gian kín. Hãy đảm bảo chuồng được thiết kế không có không gian hở. Bởi giống chim này khá năng động, vì vậy khả năng xổng chuồng là rất lớn.

Chuồng chim trĩ cần đảm bảo không gian thoáng, rộng rãi

Chuồng chim trĩ cần đảm bảo không gian thoáng, rộng rãi

3. Vật dụng trong chuồng

Với vật liệu dựng chuồng, bạn cần ưu tiên các sản phẩm từ tre, nứa, gỗ. Những vật liệu này không quá đắt và có thể vệ sinh dễ dàng. Đặc biệt nếu chuồng cần cải thiện cũng dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó thì máng thức ăn, nước uống cũng vô cùng cần thiết. Các vật dụng này vô cùng quan trọng. Giống cim này có tập tính là đi lại kiếm ăn trên mặt đất. Và khi sẽ đậu trên cao. Vì vậy, bạn cần dựng thanh tre hoặc nứa ở độ cao phù hợp so với không gian của chuồng để chim trĩ có một nơi ngủ hợp lý.

Bên cạnh tấm lướt sắt để vây kín chuồng thì bạn cũng có thể sử dụng thêm bạt hoặc tấm nứa để che kín chuồng vào mùa đông nhé. Trong trường hợp thời tiết quá lạnh thì bạn có thể bổ sung thêm lò sưởi hoặc quạt thông gió vào mùa hè nhé.

Khi nuôi chim thì bạn có thể san phẳng mặt đất bằng nhiều cách khác nhau. Có thể làm phẳng bề mặt bằng xi măng hay bằng đất hoặc cát. Cách tốt nhất và phù hợp nhất hiện nay, đó là sử dụng xi măng làm phẳng bề mặt nhé. Cách này sẽ giúp bạn vệ sinh sạch sẽ chuồng hơn và có thể sử dụng lâu dài. Không cần thay mới hay cải thiện thường xuyên.

Máng nước, máng thức ăn là hai vật dụng không thể thiếu khi nuôi chim

Máng nước, máng thức ăn là hai vật dụng không thể thiếu khi nuôi chim

Tổng Kết

Vậy là Yeuchim.net đã cung cấp đầy đủ những lưu ý khi thiết kế chuồng nuôi chim trĩ. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích đến bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết hôm nay của chúng tôi. Nếu bạn còn những bí quyết nào khác về kỹ thuật dựng chuồng nuôi chim thì hãy để lại một bình luận xuống dưới nhé. Chúng tôi mong rằng chúng ta có thể thoải mái chia sẻ với nhau về kiến thức nuôi chim. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sắp tới. Xin chào và tạm biệt!

5/5 - (1 bình chọn)
Share

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *