Chim Yến sinh sản để bảo tồn giống loài của nó

Chim Yến thuộc họ gì? Tại Việt Nam có những loài chim Yến nào?

Thế giới sinh tồn của động vật luôn là chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Đặc biệt là các loài chim. Bạn đã từng biết hay nghe về loài chim Yến bao giờ chưa? Đây là một loài động vật hoang dã, chúng kiếm ăn bằng nhiều cách khác nhau để sinh tồn. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Yeuchim.net tìm hiểu về chủ đề “chim Yến thuộc họ gì?”. Theo dõi ngay để có thêm những kiến thức bổ ích về loài chim Yến nhé.

Chim Yến thuộc họ gì? Đôi nét về loài chim Yến

Hiện nay, chim Yến thuộc họ Yến hay còn được gọi với cái tên khác là Vũ Yến. Nó có tên khoa học là Apodiae. Hình dạng của loài chim này rất giống với loài chim nhạn họ Hirundinidae. Mỗi loài chim sẽ có cách sinh tồn khác nhau. Nhìn chung thì chúng nó có thể sống sót qua ngày bằng cách tìm kiếm côn trùng làm thức ăn cho mình.

Trên thực tế hiện nay ghi nhận rằng loài chim Yến có khoảng 97 loài và được phân thành hai phận họ chính. Đó là Apodinae và Cypseloides. Mỗi họ còn được chia nhỏ thành từng loài với các nhóm chi khác nhau. Loài chim này được phân bố trên khắp thế giới ở những khu vực nhiệt đới và ôn đới.

Loài chim Yến trong thế giới động vật hiện nay

Loài chim Yến trong thế giới động vật hiện nay

Đặc điểm của loài chim Yến

Về đặc điểm của loài chim Yến thường đánh giá có kích thước nhỏ, thân hình mảnh mai. Với thân hình này đôi khi là một ưu điểm giúp nó có thể dễ dàng tìm kiếm thức ăn cho mình.

Về bộ lông của nó thì hầu hết các họ Yến đều sở hữu bộ lông màu tối. Ví dụ như màu nâu, đen. Chân và mỏ của nó cũng không quá to, phù hợp với thân hình nhỏ bé của nó.

Dù có thân hình nhỏ nhắn, nhưng chim Yến lại là loài mang lại giá trị kinh tế cao nhờ vào khả năng xây tổ bằng nước bọt của mình. Những tổ yến quý hiếm được xem là thực phẩm bổ dưỡng và đắt giá nhất thế giới. Nước bọt của nó khi tiếp xúc với không khí sẽ đông cứng lại và dần kết dính thành tổ yến.

Chim Yến có mùa sinh sản không?

Mỗi loài chim đều có mùa sinh sản, tương ứng vào một thời điểm nào đó trong năm. Và chim Yến cũng không ngoại lệ. Mùa sinh sản của chim Yến thường thường bắt đầu vào lúc thời tiết ấm áp, dồi dào nguồn thức ăn. Mùa sinh sản cũng có thể thay đổi vào điều kiện khí hậu, địa lý của mỗi khu vực mà chim đang sinh sống.

Mùa sinh sản của chim Yến xuất hiện để bảo tồn giống và còn tạo ra giá trị kinh tế. Với những người nuôi Yến, họ sẽ kích thích Yến sinh sản bằng nhiều phương pháp khác nhau. Có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo. Miễn sao có thể đảm bảo được số lượng nhân giống của chim để phục vụ cho việc tạo ra tổ Yến.

Chim Yến sinh sản để bảo tồn giống loài của nó

Chim Yến sinh sản để bảo tồn giống loài của nó

Điểm danh một số loài chim Yến tại Việt Nam hiện nay

Trong thế giới động vật Việt Nam đã ghi nhận nhiều loài chim khác nhau. Chúng được phân biệt bởi hình dáng, đặc điểm, màu lông,…. Chim Yến là một trong các loài chim phổ biến tại nước ta. Đặc biệt là ở một số tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, ví dụ như: Khánh Hòa, Nha Trang.

Không chỉ xuất hiện tại nước ta mà ở một số quốc gia khác của Châu Á cũng có sự xuất hiện của loài chim Yến. Và chủ yếu là loài chim cho tổ trắng. Một số loài thường xuất hiện tại Việt Nam là:

  • Yến hông xám
  • Yến núi
  • Yến đuôi cứng hông trắng
  • Yến đuôi cứng bụng trắng
  • Yến đuôi cứng lớn
  • Yến cọ
  • Yến hông trắng
  • Yến cằm trắng
  • Yến mào

Mỗi loài được phân biệt với nhau bởi tên khoa học, màu lông, hình dạng. Nhưng đều có khả năng làm tổ bằng nước bọt và có khả năng đi kiếm côn trùng làm thức ăn. Những loài chim này được xếp vàng danh mục các loài chim Yến quý hiếm. Chúng cần được bảo tồn, khai thác và bảo đảm nguồn gen quý để tạo ra những sản phẩm làm nên thương hiệu quốc gia.

Tại Việt Nam hiện xuất hiện 9 loài chim Yến

Tại Việt Nam hiện xuất hiện 9 loài chim Yến

Tổng Kết

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có thể hiểu hơn về loài chim Yến. Cũng như có thể trả lời được cho mình về loài “chim Yến thuộc họ gì?”. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết hôm nay của Yeuchim.net. Mong rằng chúng ta có thể gặp lại nhau trong những bài viết sắp tới. Cuối cùng, xin chào và hẹn gặp lại bạn!

5/5 - (1 bình chọn)
Share

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *