Kỹ Thuật Nuôi Chim Cút Thịt Đạt Năng Suất Cao 

Chim cút nuôi bao lâu thịt được?

Trứng cút và thịt chim cút là loại thực phẩm bổ dưỡng được người Việt Nam ưa chuộng. Từ nhu cầu cao người tiêu dùng, mô hình nuôi chim cút thịt đã và đang được nhân rộng trên toàn quốc, giúp nhiều gia đình cải thiện đời sống kinh tế vươn lên làm giàu. Bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật nuôi chim cút thịt đạt năng suất cao nhất.

Chim cút nuôi bao lâu thịt được?

Chim cút nuôi bao lâu thịt? Thông thường, chim cút nuôi 30 – 45 ngày là có thể thịt được. Còn riêng chim cút mái phải nuôi từ 45 – 50 ngày mới bắt đầu đẻ trứng. 

Khi nuôi chim cút sinh sản, thời gian đẻ trứng cút sẽ duy trì từ 5 đến 7 tháng và giảm dần về sau. Lúc này người nuôi lựa chọn số cút già đem đi bán để mua lại đàn cút khác. 

Chim cút nuôi bao lâu thịt được?

Kỹ thuật nuôi chim cút thịt chi tiết 

Sau khi giải đáp thắc mắc chim cút nuôi bao lâu thì thịt, bạn có biết làm như thế nào để nuôi đạt chất lượng và bài bản không? Nuôi chim cút thực sự không hề khó, để có thu về lợi nhuận lớn từ việc nuôi chim cút bạn không nên bỏ qua những kiến thức cơ bản dưới đây.

Kỹ thuật nuôi chim cút thịt – Chuồng nuôi

Chuồng nuôi chim cút đúng tiêu chuẩn đáp ứng được nhu cầu sinh lý của chim cũng như đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường. Khi làm chuồng nuôi chim cút cần tuân thủ một số yếu tố như sau.

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng trong Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim cút thịt. Nhiệt độ chuồng nuôi quá nóng hoặc quá lạnh khiến chim cút bị rối loạn trao đổi chất. 

Hay giảm tốc độ sinh trưởng và chất lượng thịt với khả năng đẻ trứng và chất lượng trứng của chim. Đối với chim cút non, mức nhiệt độ thích hợp từ 24 – 35 C, còn với chim cút đẻ, mức nhiệt 18 – 25C.

Chuồng nuôi chim cút thoáng khí 

Môi trường bên trong chuồng nuôi chim cút cần thoáng mát, thông gió tốt để không khí sạch lưu thông, hạn chế tích tụ khí độc hại sinh ra từ chất thải của chim. Ngoài ra chuồng nuôi cao ráo, tránh ẩm thấp dễ gây bệnh cho chim.

Vệ sinh sạch sẽ

Chuồng chim cút cần thiết kế sao cho dễ dọn rửa chuồng, máng ăn máng uống được thay và cọ rửa thường xuyên. Còn các chất thải cần thu gom xử lý để không gây ô nhiễm môi trường.

Chọn địa điểm không gian yên tĩnh 

Tổ tiên chim cút vốn có nguồn gốc là chim hoang dã nên loài chim này có bản tính khá nhút nhát. Với thính giác và thị giác nhạy bén, chúng dễ kích động bởi tiếng ồn. Vậy nên chuồng chim cút nên đặt nơi yên tĩnh, không bị xáo trộn, ít người lạ cũng như động vật qua lại.

Có biện pháp chống động vật gây hại 

Chim cút có kích thước nhỏ bé nên chúng dễ bị các loài động vật gặm nhấm như chuột, hoặc động vật săn mồi như mèo tấn công và gây tổn thương. Vì thế, khi thiết kế chuồng, bạn đừng quên lưu tâm đến vấn đề này.

Chi tiết kỹ thuật làm chuồng nuôi chim cút thịt

Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim cút lấy thịt đơn giản so với nuôi chim cút sinh sản. Dưới đây là kỹ thuật quan trọng tuân theo khi thiết kế và xây dựng chuồng:

  • Kích thước chuồng 1×0.5x2m mật độ 20 – 25 con/chuồng.
  • Chuồng có thể là lồng nuôi bằng thép mạ kẽm được thiết kế thành nhiều tầng tiết kiệm diện tích hoặc là chuồng trên nền đất quây lưới thép 1 x 1cm xung quanh chống chuột.
  • Nóc chuồng lót vật liệu mềm khi chim cút giật mình nhảy lên cao không bị tổn thương phần đầu.
  • Máng ăn, máng uống chim dạng dài khoảng 0.5m, kích thước 5x5cm và làm từ vật liệu dẻo như nhựa tránh gây tổn thương cho chim, vừa dễ chùi rửa.

Kỹ thuật nuôi chim cút thịt – Úm chim cút non

Khi chim cút con vừa nở ra phải cho úm ngay bằng lồng hoặc úm nền. Lưu ý, cần sưởi nóng lồng hoặc chuồng trước khi bạn cho chim non vào úm.

Cách nuôi chim cút thịt như sau: Ban đầu điều chỉnh nhiệt độ úm 34 – 35 độ C ở tuần thứ hai. Sau đó giảm dần mỗi tuần 3 độ C cho đến tuần thứ 4 thì không cần úm nữa. Trong quá trình úm chim non cần đảm bảo được thoáng khí.

Mật độ úm chim cút non tuần đầu tiên là 200 – 250 con/m2, đến tuần thứ 2 giảm còn 150 – 200 con/m2. Ở tuần thứ 3 giảm 100 – 150 con/m2 và tuần cuối cùng là 50 – 100 con/m2.

Trong giai đoạn úm chim cút non cần đặt máng ăn và uống ở phía trong lồng. Đặc biệt thức ăn cần giàu chất dinh dưỡng, nhất là đạm chiếm 26 – 28% và cho chim ăn nhiều trong ngày. Ngoài ra, cũng nên bổ sung sinh tố vào nước uống thường xuyên cho chim cút.

ky-thuat-nuoi-chim-cut-thit-chi-tiet

Phòng trừ dịch bệnh cho chim cút thịt 

Nhìn chung, dịch bệnh chim cút ít hơn so với các loài gia cầm khác. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan và cần có biện pháp phòng ngừa nhằm đảm bảo đàn cút phát triển và mang lợi nhuận tốt nhất. 

Một số loại bệnh thường gặp khi nuôi chim cút: bệnh newcastle, viêm loét ruột, bệnh cầu trùng, sưng mắt, bại liệt, suy dinh dưỡng. Dưới đây là biện pháp phòng trừ bạn có thể tham khảo.

phong-tru-dich-benh-cho-chim-cut-thit

Bài viết trên đây, chúng tôi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc kỹ thuật nuôi chim cút thịt. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về nuôi chim cút, hãy bình luận để được giải đáp chi tiết.

logo-yeuchim

Yêu Chim

Xin chào mình là Yêu Chim đang là tác giả tại yeuchim.net cập nhật chuyên chia sẻ những kỹ thuật nuôi chim, huấn luyện các loại chim hót đấu, phối giống chim

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*