Vẹt Cockatiel Đặc Điểm, Tập Tính Và Cách Chăm Sóc Phù Hợp Nhất

Vẹt Cockatiel: Đặc Điểm, Tập Tính Và Cách Chăm Sóc Phù Hợp Nhất

Chim vẹt cockatiel không chỉ đẹp mà còn dễ nuôi nên được nhiều người lựa chọn. Nếu bạn muốn biết đặc điểm của vẹt cockatiel, cũng như các tập tính và cách chăm sóc nó, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Những thông tin cơ bản về vẹt cockatiel

Vẹt Cockatiel Đặc Điểm, Tập Tính Và Cách Chăm Sóc Phù Hợp Nhất

Cockatiel là loài vẹt đang được lựa chọn nhiều trên thị trường hiện nay, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Tuổi thọ tự nhiên của loài Nymphicus hollandicus là khoảng 10 đến 15 năm. Khi trưởng thành, chúng có khối lượng dao động từ 70 đến 120 gram và chiều dài thường từ 30 đến 35 cm. Loài này thuộc về giới Animalia và phân họ Nymphicinae.

Nguồn gốc

Nguồn gốc của vẹt Cockatiel đến từ Australia, hiện nay nó đã phân bổ ra nhiều nơi trên thế giới. Vẹt cockatiel được yêu thích không chỉ bởi ngoại hình đẹp, mà còn có tính cách đáng yêu và thông minh. Khi nuôi làm cảnh, vẹt cockatiel rất thân thiện với chủ và thích pha trò để vui hơn.

Đặc điểm ngoại hình

Vẹt cockatiel được đánh giá là loài chim cảnh có ngoại hình đẹp và nổi bật. Bộ lông của chúng có màu xám đặc trưng, trên phần đầu thì có nhúm lông màu vàng nhạt nhìn giống như mào. Kích thước của vẹt cockatiel khoảng 30cm, nên càng tăng thêm vẻ đáng yêu.

Vẹt cockatiel sống ở môi trường tự nhiên thì có màu xám đặc trưng, nhưng khi được nuôi lai tạo thì nó có nhiều màu khác nhau:

  • Màu bạc: Toàn thân của nó có màu bạc sáng cùng đôi mắt nhỏ.
  • Bạch tạng: Do thiếu sắc tố nên lông chỉ có màu trắng chủ đạo.
  • Vàng, quế và nâu: Vẹt cockatiel chủ yếu là màu nâu và xám.
  • Trắng đục, pha lê, màu ngọc trai: Lông có những mảng màu đen tạo thành viên pha lên trên cơ thể vẹt cockatiel rất đẹp.
  • Pied: Trên cánh của chúng có màu trắng và vàng đan xen với nhau rất đẹp.

Khả năng nói của vẹt cockatiel

Vẹt cockatiel không chỉ hót hay mà còn nói cũng rất giỏi. Vẹt cockatiel đã có thể nói được khi chỉ vài tháng tuổi, khi 1 trở lên đã có thể nói được nhiều tiếng khác nhau. Người nuôi nên dành thời gian để vẹt dần tiếp xúc với giọng nói và làm quen với người dạn dĩ hơn.

Để giúp vẹt cockatiel nó tốt, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Bạn cần lên kế hoạch dạy nói cho vẹt cockatiel thật rõ ràng. Khi vẹt cockatiel được lặp đi lặp lại nhiều thì âm thanh được truyền vô não và chúng bắt trước mới chuẩn nhất.
  • Khi dạy vẹt nói đúng, bạn đừng quên vuốt ve để tạo thêm động lực cho chúng.
  • Loài vẹt cockatiel thông minh nên học rất nhanh, khoảng tầm 1 – 2 tuần là có thể nói được những câu cơ bản. Còn để giúp vẹt nói thành thạo hơn thì bạn cần phải có sự kiên trì.
  • Khi vẹt hoàn thành bài học, bạn có thể thưởng cho chúng thức ăn để vẹt tuyên dương chúng.

Tham khảo bài: Vẹt Green Cheek: Đặc Điểm, Ngoại Hình Và Kỹ Thuật Nuôi

Chia sẻ cách chăm sóc vẹt cockatiel

Chia sẻ cách chăm sóc vẹt cockatiel

Những con vẹt cockatiel vừa đẹp vừa thông minh, nên rất nhiều người muốn sở hữu chúng làm cảnh. Nhưng để có được những con vẹt cockatiel hoàn hảo nhất, bạn cũng cần có cách chăm sóc chúng phù hợp.

Chuồng nuôi

Bạn cần lựa chọn những chiếc lồng chắc chắn dành cho chim vẹt cockatiel. Ưu tiên chọn lồng bằng chất liệu sắt hoặc inox để đảm bảo độ bền tốt nhất. Trong quá trình nuôi, bạn cần phải vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ, cũng như các dụng cụ trong lồng để vi khuẩn không sinh sôi.

Thức ăn cho vẹt cockatiel

Thức ăn chính dành cho vẹt cockatiel là gạo, ngô, hạt hướng dương,… Cùng với những thức ăn công nghiệp, dạng viên sẽ chiếm khoảng 60-70% của vẹt. Ngoài ra, bạn còn cần bổ sung cho vẹt cockatiel thêm rau xanh, trái cây chiếm khoảng 25% trong chế độ ăn của chúng.

Trong quá trình vẹt sinh sản, bạn cần bổ sung cho chúng một lượng canxi, một chất dinh dưỡng cần thiết để tạo vỏ trứng. Bạn cũng có thể mua nang mực về cho chúng ăn để có thêm một nguồn canxi tuyệt vời.

Bạn có thể tham khảo một số loại đồ ăn phù hợp cho vẹt cockatiel như sau:

  • Hạt: Hạt Jonsanty , hạt điều, hạt lúa mạch, hạt kê, hướng dương,… Cùng với các loại hạt giống cây trồng(hạt đỗ).
  • Trái cây: Gồm có dưa hấu, táo, cam (bổ sung 1 tuần/lần vì chúng có chưa axit), đu đủ, dứa, các loại quả mọng,..
  • Rau xanh: Rau muống, rau diếp, cà rốt, các loại rau củ cải,…

Lưu ý khi chăm sóc vẹt cockatiel

Dưới đây là những lưu ý bạn cần biết khi chăm sóc vẹt cockatiel:

  • Không được cho vẹt ăn các loại chất có cồn, quả lê.
  • Chia thức ăn thành nhiều bữa trong ngày với lượng vừa đủ cho vẹt.
  • Thường xuyên giao tiếp và tương tác với vẹt cockatiel để chúng không bị stress.
  • Khi vẹt cockatiel ngủ cần có không gian yên tĩnh, an toàn.
  • Vẹt vào mùa sinh sản cần được giữ ấm áp để thuận lợi nhất.

Tính sinh sản của vẹt Cockatiel

Vẹt Cockatiel được biết đến với khả năng sinh sản tự nhiên và dễ dàng. Thời gian sinh sản của chúng thường phụ thuộc vào điều kiện sống, môi trường, và khí hậu. Ví dụ, ở Úc, chúng thường sinh sản vào thời điểm mùa khô, trong khi ở Đông Phi, thời điểm sinh sản thường rơi vào tháng 6 hoặc 7.

Chúng bắt đầu thời kỳ sinh sản khi đạt khoảng 3 tuổi. Mỗi lần sinh sản, chúng thường đẻ từ 2 đến 3 trứng, có trường hợp là 4 trứng. Vẹt Cockatiel thường xây tổ và đẻ trứng trên các thân cây lớn hoặc các khe nhỏ. Sau khoảng 1 tháng, các vẹt con sẽ nở, có kích thước khoảng 5 cm và cân nặng khoảng 15 gram.

Quan trọng khi Quản lý Sinh sản của Vẹt Cockatiel

Trong giai đoạn vẹt cockatiel thay lông, quan trọng nhất là phải gỡ bỏ tổ để ngăn chặn quá trình sinh sản. Nếu không loại bỏ tổ, vẹt có thể tiếp tục đẻ trứng, và ở nhiệt độ cao, tỷ lệ nở trứng sẽ giảm, đồng thời tăng nguy cơ tử vong cho vẹt con trong trứng.

Chú ý rằng vẹt cockatiel có thể sinh sản từ 3 đến 4 lần trong một năm, và sau khi đẻ quả trứng thứ ba, con cái sẽ bắt đầu ấp trứng. Khi vẹt con đạt độ tuổi có thể ăn thức ăn cứng, chúng sẽ tách khỏi đàn. Khi tách ra, vẹt mái có khả năng bắt đầu quá trình sinh sản mới.

Phân Biệt Giới Tính giữa Vẹt Cockatiel Đực và Cái

Việc phân biệt giới tính giữa vẹt cockatiel là khá khó khăn, đặc biệt là khi chúng còn là chim non. Chỉ có những người bán hàng hoặc chuyên gia nuôi chim mới có thể nhận diện chúng một cách chính xác. Tuy nhiên, dựa vào một số đặc điểm sau đây, bạn có thể cố gắng phân biệt khi chúng đã phát triển bộ lông đầy đủ:

So Sánh Màu Lông Trên Mặt:

Ở giống vẹt Mã Lai xám thông thường, mặt của chim trống thường có màu sắc nổi bật hơn, với các vòng tròn màu cam rực rỡ trên nền màu vàng sáng. Trong khi đó, mặt của chim mái thường có vòng tròn màu cam nhạt hơn trên nền màu xám hoặc màu vàng nhạt.

So Sánh Lông Trên Cơ Thể:

Ở các giống vẹt cockatiel Mã Lai với lông mình màu xám, thường thì lông trên cơ thể của chim trống có màu xám đậm hơn, trong khi chim mái thường có màu xám nhạt hơn. Tuy nhiên, phương pháp này có thể ít đáng tin cậy hơn so với các phương pháp khác.

Lưu ý rằng việc phân biệt giới tính của vẹt có thể có những hạn chế, và để có sự nhận biết chính xác hơn, việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người nuôi chuyên nghiệp hoặc chuyên gia về chim là lựa chọn tốt nhất.

Giá vẹt cockatiel

Giá vẹt cockatiel còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như là hình dáng, màu sắc, nguồn gốc,… Hiện nay trên thị trường, giá vẹt cockatiel tầm khoảng 2 triệu đến 2 triệu rưỡi 1 con. Còn đối với những con vẹt trưởng thành sẽ có giá khoảng 8 triệu 1 con.

Thông qua những gì yeuchim.net chia sẻ, chắc chắn bạn đã hiểu hơn về loài vẹt cockatiel. Hy vọng khi áp dụng các kiến thức này, sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc vẹt cockatiel được hiệu quả nhất.

Đánh giá post
Share

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *