Vẹt Cockatoo Đặc Điểm, Tập Tính Và Kỹ Thuật Nuôi

Vẹt Cockatoo: Đặc Điểm, Tập Tính Và Kỹ Thuật Nuôi

Vẹt cockatoo là một sự lựa chọn hàng đầu cho những người yêu thích nuôi vẹt cảnh. Vẹt cockatoo đánh giá là loài thông minh, lém lỉnh và dễ thích nghi. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn kỹ hơn về loài vẹt cockatoo này.

Thông tin cơ bản về vẹt cockatoo

Vẹt Cockatoo Đặc Điểm, Tập Tính Và Kỹ Thuật Nuôi

Bạn có thắc mắc tại sao vẹt cockatoo lại được yêu thích nhiều như vậy? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về loài vẹt cockatoo này nhé.

Nguồn gốc

Vẹt cockatoo có nguồn gốc từ Bắc Úc, ở một số quốc gia thuộc khu vực này còn lấy chúng làm biểu tượng. Hiện nay, vẹt cockatoo cung xuất hiện nhiều ở các đảo xung quanh Châu Đại Dương, bao gồm Malaysia, Philippines, quần đảo Solomon,… Cockatoo được đánh giá là 1 trong 5 loài vẹt thông minh nhất, nên được lựa chọn làm cảnh rất nhiều.

Ngoại hình

Kích thước của vẹt cockatoo khá lớn, những con trưởng thành có thể đạt tầm 40 – 50cm. Bộ lông của vẹt cockatoo cũng rất thu hút, với màu chủ đạo và trắng và vàng xen kẽ. Với các phần vàng và đốm vàng ở hai bên má.

Xung quanh mắt của vẹt cockatoo có màu xanh nổi bật, mắt đen và tròn trông rất thông minh. Mỏ của vẹt của màu xám, khá ngắn và hướng quặp vào. Điểm đặc biệt của vẹt cockatoo chính là chiếc mào ấn tượng. Khi chúng bị kích thước hoặc nhận thấy nguy hiểm, chiếc mào sẽ dựng ngược lên để lộ ra 6 chiếc lông màu vàng.

Tính cách

Vẹt cockatoo rất thông minh, nên chúng luôn biết thích nghi khi cần thiết. Bình thường, tính cách của vẹt cockatoo rất năng động. Chúng bắt chước rất giỏi, thậm chí la lét và quậy phá. Nhưng cũng có lúc, vẹt cockatoo lại thể hiện tình cảm với chủ nhân rất nhỏ nhẹ. Vẹt cockatoo có thể nằm cuộn tròn trong lòng chủ nhân một cách bình yên.

Vẹt cockatoo rất khó để sống chung với loài khác, bởi tính tương thích không cao. Nhưng khi được sống chung với đồng loại, chúng lại tỏ ra rất thân thiện.

Trong quá trình nuôi vẹt cockatoo, nếu bạn phát hiện ra chúng có biểu hiện thờ ở. Rất có thể là nó đang có dấu hiệu shock tâm lý, trầm cảm. Khi đó, vẹt cũng thường tự giật lông chính mình để giải tỏa. Lúc này, bạn cần tìm cách để giúp chúng lấy lại năng lượng tích cực hơn.

Sinh sản

Loài vẹt cockatoo được đánh giá là chung tình, trong đời chúng chỉ thực hiện kết đôi một lần duy nhất. Nếu chẳng may bạn tình qua đời, vẹt cockatoo cũng bị đau khổ và ám ảnh thời gian dài.

Con vẹt cockatoo thường bày tỏ tình cảm với con mái bằng cách rỉa lông. Khi con mái đã có sự rung động, hành động của con trống cũng giảm bớt đi. Khi đã được lòng nhau, hai còn cùng sinh sống và thực hiện giao phối. Con mái sẽ đẻ trứng sau vài ngày, số lượng mỗi lần khoảng 8-9 quả.

Cả vẹt bố và mẹ sẽ thay phiên nhau ấp trứng và tìm kiếm thức ăn. Khoảng 1 tháng thì vẹt cockatoo non được nở ra. Và chúng lại nhận được sự chăm sóc chu đáo của cả vẹt cockatoo trống và mái.

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi vẹt cockatoo

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi vẹt cockatoo

Nếu bạn đang muốn nuôi vẹt cockatoo, hãy cùng tham khảo kiến thức sau đây.

Chuồng nuôi

Tính cánh của vẹt cockatoo rất hoạt náo và năng động. Nên bạn cần cho chúng sống trong một chiếc lồng inox chắc chắn. Bên cạnh đó, cần chú ý đến size lồng lớn, phù hợp với kích thước của vẹt cockatoo. Kích thước lồng lý tưởng nhất là 60x120x120cm. Đủ để cho chim vẹt sống, đồng thời trang bị thêm các dụng cụ như máng đựng thức ăn, máng đựng nước, máng chứa phân, cây để chim đậu,…

Chú ý đặt lồng nuôi vẹt ở nơi kín gió như vẫn thoáng đãng. Cần duy trì nhiệt độ nền cho vẹt ở mức 26-30 độ C. Tất nhiên không được để ánh nắng trực tiếp chiếu vào lồng vẹt.

Tham khảo thêm: Đặc Điểm Của Vẹt Parrotlet, Cách Nuôi Vẹt Parrotlet Khoa Học

Thức ăn

Món khoái khẩu của vẹt cockatoo là các loại hạt, như là hạt mơ, hạt thông, hạt cọ,… Ngoài ra, vẹt còn ăn cả đọt non, cùng các loại côn trùng như là cào cào, kiến, mối, sâu bướm,… Những loại thức này phía trên sẽ chiếm khoảng 70% khẩu phần của vẹt cockatoo.

30% còn lại trong khẩu phần thức ăn dành cho vẹt là viên tổng hợp. Các loại thức ăn công nghiệp này sẽ giúp cho vẹt được khỏe mạnh và đẹp nhất.

Mỗi ngày bạn cần cho vẹt cockatoo ăn hai lần, vào 8-10 giờ sáng và 5-7 giờ chiều là hợp ký nhất.

Chăm sóc vẹt

Mỗi ngày bạn cần vệ sinh chuồng nuôi vẹt cockatoo sạch sẽ. Loại bỏ phân, thức ăn thừa, đồng thời sử dụng các dung dịch chuyên dụng để vệ sinh máng ăn, máng nước, nền lồng,… Sau khi vệ sinh chuồng và lau khô sạch sẽ mới thả lại vẹt vào.

Hằng tuần, bạn cũng cần tắm nước cho vẹt từ 1-2 lần. Mùa hè có thể tắm cho chúng bằng nước mát, còn màu đông thì dùng nước ấm với nhiệt độ 32-34 độ C. Định kỳ, bạn cần mài móng, mài mỏ và cắt cánh cho vẹt cockatoo để có ngoại hình hoàn hảo nhất.

Giá vẹt cockatoo

Tất cả những con vẹt cockatoo xuất hiện ở Việt Nam là ngoại nhập. Chúng có ngoại hình rất ấn tượng, nhưng giá sẽ cao vẹt nội địa. Giá một con vẹt cockatoo non tầm khoảng 5 – 7 triệu đồng/con, còn những con vẹt trưởng thành tầm khoảng 15 – 20 triệu đồng/con.

Khả năng Nói Chuyện của Vẹt Cockatoo

Như đã trình bày trước đó, Vẹt Cockatoo thường rất thông minh và có khả năng bắt chước giọng nói con người cũng như các loài động vật khác với độ chính xác cao. Nếu chúng được huấn luyện một cách kỹ lưỡng và khoa học, khả năng bắt chước giọng nói của chúng có thể được cải thiện.

Tuy nhiên, việc trò chuyện một cách rõ ràng và tỏ ra thông hiểu đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và công sức trong quá trình huấn luyện. Mặc dù có khả năng bắt chước, nhưng để Vẹt Cockatoo thực sự “nói chuyện” với mức độ hiểu biết và tương tác rõ ràng, đòi hỏi sự kiên nhẫn và sự nỗ lực liên tục từ phía người nuôi dưỡng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về loài vẹt cockatoo mà https://yeuchim.net/ muốn chia sẻ đến cho bạn. Chắc chắn với các kiến thức này, giúp bạn hiểu hơn về vẹt cockatoo cũng như biết cách chăm sóc chúng đúng kỹ thuật nhất.

Đánh giá post

Originally posted 2022-05-02 16:15:46.

Share

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *