Bỏ Túi Kỹ Thuật Nuôi Chim Sáo Nâu Chuẩn Chỉnh Nhất

Tổng hợp kỹ thuật nuôi chim sáo nâu

Trong giới chim cảnh chắc chắc không còn xa lạ với cái tên sáo nâu. Loài chim này không chỉ thu hút mọi người bởi ngoại hình dễ thương, mà còn có giọng hót cuốn hút. Nếu bạn đang muốn biết kỹ thuật nuôi chim sáo nâu, vậy hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau nhé.

Các Loại Chim Sáo Đặc Trưng Phổ Biến

Trên khắp thế giới, có khoảng 30 loài chim sáo với đặc điểm riêng biệt. Dưới đây là giới thiệu về một số loài chim sáo phổ biến và được ưa chuộng.

Sáo Nâu:

  • Chim sáo nâu phổ biến ở Việt Nam, xuất hiện từ năm 1766.
  • Ngoại hình cân đối, lông đầu, cổ và đuôi màu đen bóng.
  • Phần viền lông cánh đen và trắng, lông ngực màu nâu xám.
  • Mỏ và chân màu vàng sáng hoặc cam.
  • Mắt tròn, lòng mắt đỏ và viên quanh mắt màu vàng nhạt.

Sáo Sậu – Sáo Đá Xanh:

  • Xuất xứ từ Tây Á, được tìm thấy vào năm 1758.
  • Kích cỡ lớn, chim trưởng thành dài từ 20 – 25cm.
  • Đậu có màu đỏ hồng nhạt, chắc khỏe.
  • Mỏ mái màu vàng, mỏ đực màu xám xanh.
  • Lông nhỏ khi mới nở có màu nâu, sau khi trưởng thành, có bộ lông xanh dương nổi bật với đốm sao trắng.

Sáo Đen – Sáo Trâu:

  • Thân mình thuôn dài, mỏ nhọn và cứng.
  • Chân và mỏ màu vàng óng.
  • Bộ lông đen óng mượt, đặc biệt với mào đầu giống chiếc mũ rất oai vệ và đẹp mắt.

Những loài chim sáo trên mang đến sự đa dạng và hấp dẫn cho người chơi chim cảnh.

Giới thiệu thông tin về sáo nâu

Giới thiệu thông tin về sáo nâu

Trước khi học các kỹ thuật nuôi chim sáo nâu, bạn nên nắm được những thông tin về loài chim này.

Phân bổ

Chim sáo nâu thuộc họ sáo, chúng được phân bổ nhiều ở khu vực châu Phi, Bắc Mỹ, Châu Á và các quần đảo thuộc biển nhiệt đới Thái Bình Dương. Thường thì chim sáo nâu rất thích sống ở đồng bằng, bởi nguồn thức ăn cho chúng dồi dào.

Đặc điểm ngoại hình

Kích thước của chim sáo nâu khá nhỏ, chỉ khoảng 15 – 30cm, nặng 35 – 220g. Loài chim này có phần đầu và cổ màu đen, vùng từ ngực trở xuống thì chuyển dần thành xám đen. Mặt lưng, lông bao cánh, cùng với lông cánh thứ cấp lại có màu nâu tím.

Mắt của chim sáo nâu khá tròn, trông tinh khôn. Viền quanh mắt thì tô điểm bởi màu vàng nhạt, phía đuôi lại là màu đỏ. Mỏ và chân của chim sáo nâu có màu vàng cam hoặc là vàng tươi.

Tính cách

Chim sáo nâu được đánh giá là loài thông minh nhưng khá hung dữ. Sống ở ngoài tự nhiên, chim sáo nâu không ngại va chạm khi bị tấn công lãnh thổ. Chúng có thể gồng hết sức mình để bảo vệ bản thân và con mình.

Khi chim sáo nâu mới được bắt về nuôi thường khá hoảng loạn, nên bạn cần sử dụng áo lồng để che lại. Sau một khoảng thời gian nuôi dưỡng, bạn có thể thả sáo nâu ra sân vườn chơi và chúng sẽ tự bay về lồng khi đói.

Sinh sản

Chim sáo nâu thường bắt đầu sinh sản vào mùa xuân và kết thúc vào mùa đông. Ở ngoài tự nhiên thì sáo nâu hay làm tổ ở hang động, để tránh sự tấn công của kẻ thù. Vào mỗi mùa sinh sản, chim sáo nâu thường đẻ từ 3-5 quả trứng, thời gian ấp khoảng 15 ngày. Chim non sẽ được bố mẹ nuôi dưỡng khoảng 2-3 tháng, khi chúng đủ lông và biết bay sẽ tự đi kiếm ăn.

Cùng xem: Gợi Ý Cách Nuôi Chim Sẻ Tại Nhà Khỏe Mạnh Và Phát Triển Tốt Nhất

Tổng hợp kỹ thuật nuôi chim sáo nâu

Tổng hợp kỹ thuật nuôi chim sáo nâu

Các kỹ thuật nuôi chim sáo nâu không hề khó, chỉ cần bạn chăm chỉ và áp dụng đúng là được.

Chọn giống

Để quá trình nuôi chim sáo nâu được dễ dàng, bạn cần chú ý ngay từ bước chọn giống. Hãy chọn những con chim sáo nâu giống khỏe mạnh, có phần mỏ và móng đẹp. Tốt nhất là lựa chọn nuôi những con sáo nâu khi còn nhỏ, chúng sẽ dễ dàng thích nghi và huấn luyện hơn. Nếu trong một đàn, bạn nên lựa chọn sáo nâu có đuôi ngắn hoặc là dài nhất.

Lồng nuôi

Kích thước của chim sáo nâu khá bé, nên không cần rộng quá lớn. Bởi vì tính cách của sáo nâu rất thích khám phá, nên hãy chọn một chiếc lồng có khóa. Nên đặt lồng chim ở hướng Đông Nam, bởi nó sẽ giúp giữ ấm vào mùa đông và thoáng mát trong mùa hè.

Thức ăn cho sáo nâu

Chim sáo nâu là loài rất dễ nuôi, nên không yêu cầu cao về thức ăn. Món khoái khẩu của chim sáo nâu là côn trùng, như châu chấu, cào cào,… Ngoài ra, sáo nâu còn có thể ăn được cơm, chuối, cùng những loại thức ăn thông thường khác.

Bạn có thể tham khảo công thức chế biến đồ ăn sau cho chim sáo nâu:

  • Cám cò hoặc là cám ba vì: 0,5kg.
  • 4 lòng đỏ trứng gà.
  • 1 chén nhỏ mật ong.
  • Vitamin B complex.
  • 1 lạng thịt bò xay nhuyễn.

Hãy trộn đều tất cả các nguyên liệu phía trên lại với nhau và sấy khô để chăn dần. Với những con chim sáo non thì bạn chỉ cần trộn cám với nước sệt lại, sau đó vo từng viên bón cho chúng. Chú ý không nên cho chim non ăn thịt, sẽ rất dễ bị mắc nghẹn.

Chăm sóc

Nếu có điều kiện, bạn có thể sắm cho chim sáo nâu một chiếc lồng tắm riêng. Còn không thì có thể tắm trực tiếp ở lồng nuôi, nhưng cần dẹp các đồ đác như máng ăn, máng nước. Khi mới nuôi thì chim sáo nâu chưa quen việc tắm, bạn hãy vảy nước nhẹ lên chúng. Sau khi quen dần thì sáo nâu sẽ tự động tắm và nghịch nước.

Bên cạnh tắm nước, bạn cũng cần cho chim sáo nâu tắm nắng để lông chúng thêm óng ả. Nhờ hấp thụ được vitamin D từ ánh nắng nên giúp cơ thể của sáo nâu khỏe mạnh hơn.

Dạy sáo nâu hót và nói

Để chim sáo nâu hót và nói thành thạo, phải mất khoảng 5-6 tháng. Dưới đây là những kỹ thuật giúp chim sáo nâu hót và nói tốt nhất:

  • Tốt nhất là bạn nên lựa chọn nuôi sáo nâu khi còn nhỏ, sẽ dễ dàng hơn cho việc huấn luyện.
  • Lúc sáng sớm, hoặc là 5 – 6h tối là khoảng thời gian thích hợp để dạy sáo nâu hót và nói.
  • Hãy bắt đầu dạy cho sáo nâu từ những từ đơn giản như xin chào, tạm biệt, chào bạn,… Sau đó mới tăng dần cấp độ khó lên, dạy cho sáo nâu những từ phức tạp hơn.

Tham khảo: cách chăm chim hút mật

Chim Sáo nâu giá bao nhiêu 1 con

Nếu bạn quan tâm đến việc mua chim sáo, giá của chúng có thể thay đổi dựa vào một số yếu tố như chủng loại, màu sắc, kích cỡ, giọng hót, và sức khỏe. Dưới đây là một ước lượng về giá bán trung bình của chim sáo:

Chim sáo chất lượng trung bình: 200.000 VNĐ – 4.000.000 VNĐ/con.

Lưu ý rằng đây chỉ là mức giá ước lượng và có thể biến động tùy thuộc vào thị trường cụ thể và các yếu tố khác nhau của từng con chim. Để chọn lựa chim sáo phù hợp, bạn nên tìm hiểu thêm về chủng loại, giọng hót, và các yếu tố khác để đảm bảo bạn nhận được giá trị tốt nhất cho sự đầu tư của mình.

Thông qua những gì mà Yêu chim chia sẻ, bạn đã biết kỹ thuật nuôi chim sáo nâu chưa nhỉ. Chắc chắn khi áp dụng các kiến thức này, sẽ giúp bạn sở hữu được những con chim sáo nâu đẹp và thông minh nhất.

logo-yeuchim

Yêu Chim

Xin chào mình là Yêu Chim đang là tác giả tại yeuchim.net cập nhật chuyên chia sẻ những kỹ thuật nuôi chim, huấn luyện các loại chim hót đấu, phối giống chim

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*