Vẹt Monk: Thông Tin Đặc Điểm, Cách Nuôi Và Giá Bán

Vẹt Monk Thông Tin Đặc Điểm, Cách Nuôi Và Giá Bán

Một dòng vẹt sang chảnh nhất định bạn không được bỏ qua chính là vẹt monk. Bạn đã biết những thông tin gì vẹt monk? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các đặc điểm, cách nuôi cũng như giá bán của vẹt monk , vẹt thầy tu trong bài viết dưới đây nhé.

Những thông tin cơ bản về vẹt monk

Vẹt Monk Thông Tin Đặc Điểm, Cách Nuôi Và Giá Bán

Nếu bạn đang băn khoăn về vẹt monk, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nguồn gốc

Vẹt monk hay còn có tên gọi là vẹt thầy tu, nó có nguồn gốc Nam Mỹ. Nó xuất hiện nhiều ở vùng trung tâm Bolivia và miền nam Brazil đến cả miền trung Argentina. Loài vẹt này rất thích sống trong rừng, thường tụ tập thành bầy đàn và đoàn kết với nhau.

Đây cũng được biết đến là loài vẹt duy nhất có khả năng làm tổ, chúng thời bỏ nhiều thời gian để “xây dựng tổ ấm” của mình. Từ những vật liệu như là cành khô, lá cây thì vẹt monk có thể được thành những chiếc tổ rất to và đẹp.

Thường thì những con vẹt monk sẽ làm tổ cạnh nhau, để cùng hợp sức nếu có kẻ thù tấn công. Hiện nay, vẹt monk được phân bổ nhiều nơi trên thế giới, cũng nó cũng được săn đón để làm cảnh trong nhà.

Ngoại hình

Những con vẹt monk trưởng thành sở hữu màu lông xanh lục, gần giống như thầy tu. Sắc xanh này được phủ từ đầu, cánh, lưng cho đến phần đuôi. Còn các phần như là má, ngực, cổ thì lại có màu xám. Ở phía dưới đuôi của vẹt monk thì có một màu lông xanh lá nhạt, rất ấn tượng.

Những con vẹt monk đực và cái có ngoại hình tương tự nhau, cho nên khó để phân biệt giới tính.

Tính cách

Vẹt monk là loài có tính cách hòa đồng, nên bạn có thể dễ dàng làm quen và nuôi nhốt chúng. Nếu nuôi lâu dài nó còn bộc lộ ra tính cách trung thành và thích được con người cưng nựng, vui đùa cùng. Sự thoải mái và vui vẻ mà vẹt monk mang lại, khiến ai cũng yêu thích nó.

Khả năng nói của vẹt monk

Vẹt monk được có khả năng nói rất sõi và phát ra tiếng kêu cả ngày. Thường thì chúng sẽ tạo ra đa dạng âm thanh để giao tiếp với nhau, từ tiếng lách cách, tiếng rít, cho đến là những tiếng kêu chói tai.

Trong môi trường nuôi nhốt, nếu bạn dành thời gian để luyện nói cho vẹt monk, chắc chắn sẽ trở thành thú cưng xịn sò.

Các kiến thức về chăm sóc vẹt monk

Các kiến thức về chăm sóc vẹt monk

Đọc các thông tin trên, chắc chắn bạn đã hiểu hơn về loài vẹt monk. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về cách nuôi loài vẹt monk này nào.

Luồng nuôi

Bạn cần chọn một chiếc lồng nuôi đủ rộng để đảm bảo cho vẹt monk sinh sống và bay nhảy. Trong lồng nuôi cùng cần có đủ máng thức ăn, máng nước, các đồ chơi cho vẹt, cây đậu,… Tính cách của vẹt monk rất hòa đồng, nhưng nếu phát hiện gặp nguy hiểm thì chúng sẽ phản ứng rất quyết liệt. Do đó, bạn cần chọn một chiếc lồng chắc chắn, để tránh việc vẹt monk phá hỏng và tẩu thoát.

Tham khảo: Vẹt Cockatoo: Đặc Điểm, Tập Tính Và Kỹ Thuật Nuôi

Thức ăn

Vẹt monk là loài ăn tạp, chúng có thể thưởng thức ngon lành cả động vật và thực vật. Một số loại quả mà vẹt monk thích ăn như là táo, chuối, quả hạch, trái cây khô,… Ngoài ra, vẹt monk cùng rất thích ăn hạt giống, hạt hướng dương cùng nhiều loại rau củ khác.

Bạn cũng chú ý cung cấp nước đủ cho vẹt mỗi ngày, để giúp thận của chúng hoạt động khỏe mạnh nhất. Chú ý không được cho vẹt monk ăn đồ dầu mỡ, nhiều mật ong, sẽ gây ra khối u trong dạ dày và ruột của vẹt.

Hiện nay, trên thị trường cũng bán rất nhiều loại cám công nghiệp dành cho vẹt monk. Bạn hãy chọn các loại cám chất lượng tốt, phù hợp với lứa tuổi của vẹt monk đang nuôi. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho vẹt monk ăn thêm ớt với lượng hợp lý, sẽ giúp giọng chúng được hay hơn.

Hoạt động thể dục của vẹt monk

Khi nuôi vẹt monk, bạn cần cho chúng tập các bài thể dục về cổ, vai và lưng. Khi đó sức khỏe của vẹt sẽ được tăng cường, hoạt động cũng tràn đầy sức sống hơn. Bạn có thể tìm mua các dụng cụ hỗ trợ tập thể dục cho vẹt ở trên thị trường. Chú ý, chọn loại phù hợp với độ tuổi của vẹt monk, tránh để chúng hoạt động quá mức dẫn đến bị thương.

Cập nhật giá vẹt monk

Vẹt monk ở nước ta thường là ngoại nhập nên giá sẽ khá cao.

  • Những con vẹt monk mua qua cá nhân, không có bảo hành thì giá dao động khoảng 5.500.000 – 6.500.000 vnđ/con.
  • Với những con vẹt monk ngoại nhập có giấy tờ đầy đủ, đã được tiêm phòng. Bán ở những cửa hàng chim cảnh uy tín, các trại giống thì có giá 8.000.000 – 9.500.000 vnđ/con.
  • Đặc biệt, những con vẹt monk đột biến, sở hữu ngoại hình nổi bật thì có giá lên đến hàng trăm triệu đồng.

Vẹt thầy tu có nói được không?

Thật sự mà nói bạn khó có thể tìm được giống vẹt kích thước nhỏ nào có khả năng nói tốt như Monk. Chúng có thể học thêm phát triển kho từ vựng của mình, thậm chí ghép nhiều cụm từ lại với nhau. Khả năng bắt chước âm thanh và ca hát là tài năng khác của “người đẹp” đến từ Nam Mỹ này.

Tuy nhiên, người đẹp thường hay ngại, nếu trong phòng có một bé vẹt khác hoặc nhiều cá thể chim khác, vẹt thầy tu ít nói hơn đấy. ây có thể là điểm lý giải vì sao nhiều bạn nuôi giống này nói khá nhiều nhưng một số thì lại không

Về việc nuôi vẹt thầy tu ồn không, thường nảy ra hai luồng ý kiến khá trái chiều? Một nửa người nuôi cho rằng giống vẹt quá ồn nhưng một nửa còn lại thì không, điều này hoàn toàn do nhận định chủ quan từng người nuôi. Chỉ có sự thật là vẹt thầy tu sẽ không hét lên quá đinh tai nhức óc giống như một số giống vẹt khác. Thông thường sẽ không quá lớn để ảnh hưởng đến hàng xóm.

Vẹt thầy tu có nói được không?

Cách nuôi vẹt thầy tu như thế nào?

Việc nuôi Vẹt thầy tu thời gian đầu mới đưa về nhà thường khá khó khăn, bởi chúng lạ môi trường, lạ người mới. Bởi thế mà giai đoạn này bạn nên chăm sóc chúng kỹ lưỡng, tiếp xúc chúng nhiều và vuốt ve giúp chúng nhanh quen với bạn. 

Thêm vào đó bạn có thể mở nhạc cho chúng nghe, giúp chúng bớt căng thẳng khi về nhà mới nhé. Thêm vào đó, bạn nên bố trí chuồng nuôi vị trí mát mẻ, thoáng mát và tránh nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Việc này giúp vẹt không mệt mỏi và ít bị mắc bệnh hơn.

Ngoài ra, khi nuôi bạn cần dọn dẹp chuồng nuôi định kỳ, bỏ thức ăn thừa, phân, nước giúp chúng có một không gian sống tốt nhất. Hơn nữa, loài này khá năng động, vì thế bạn cần chuẩn bị cái lồng đủ rộng để chúng nhảy nhót thoải mái nhất.

Thêm vào đó, bạn cũng cần huấn luyện để chúng nhanh nói chuyện và nói được sỏi hơn. Bạn nên tập cho chúng nói vào buổi sáng, lặp đi lặp lại những câu nói đơn giản như câu chào, kêu tên… Bạn nên nói chậm, nói từ từ để giúp chúng ghi nhớ được từ ngữ như vậy sẽ giúp chúng nói chuyện nhiều câu hơn. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về vẹt monkhttps://yeuchim.net/ muốn cung cấp đến cho bạn. Hy vọng thông qua đây, bạn đã hiểu hơn về đặc điểm, ngoại hình, tính cách và kỹ thuật nuôi vẹt monk.

logo-yeuchim

Yêu Chim

Xin chào mình là Yêu Chim đang là tác giả tại yeuchim.net cập nhật chuyên chia sẻ những kỹ thuật nuôi chim, huấn luyện các loại chim hót đấu, phối giống chim

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*